Việt Nam vẫn là thị trường xe máy lớn thứ tư thế giới, theo thống kê từ Motorcycle Data.
Với số lượng này, thị trường xe máy Việt Nam trong năm 2019 đã giảm sút khoảng 3,7% so với năm 2018 nhưng vẫn “đủ” để duy trì vị trí thị trường xe máy lớn thứ 4 trên thế giới.
Trong khi đó, các thành viên của VAMM, bao gồm Honda, Yamaha, Piaggio, Suzuki và SYM, cho biết, riêng 5 thành viên này đã bán ra khoảng 3,25 triệu xe (không bao gồm cả số liệu xe lắp ráp và xuất khẩu).
Cụ thể, với mức tăng nhẹ (0,2%) so với năm 2018, Honda Việt Nam đạt doanh số kỷ lục 2,57 triệu xe. Đóng góp nhiều nhất là ở các dòng xe giá rẻ, như Wave Alpha (doanh số đạt 459.216 xe, chiếm 18%) và Vision (doanh số đạt 597.237 xe, chiếm 23%).
Cũng lập kỷ lục, nhưng là kỷ lục buồn, Yamaha chứng kiến sự sụt giảm doanh số tới 19,7% so với năm 2018. Tuy nhiên, doanh số khoảng 800.000 xe bán ra vẫn đủ giúp thương hiệu này đứng thứ hai trong số các thành viên VAMM.
Đứng vị trí thứ ba là hãng xe Đài Loan - SYM, với mức tăng trưởng doanh số cao nhất - 5,2%. Các thương hiệu còn lại là Piaggio và Suzuki có mức giảm lần lượt là 0,2% và và 1,1%.
Xe máy điện ngày càng phát triển mạnh ở thị trường Việt Nam, với những cái tên đáng quan tâm như Yadea, VinFast, MBI...
Hiện tại, thị trường xe máy Việt Nam, ngoài các thành viên VAMM còn có sự góp mặt của các hãng xe máy lớn trên thế giới, như Harley-Davidson, BMW Motorrad, Ducati, Kawasaki, Triumph… Mặc dù doanh số của các thương hiệu này chưa cao, nhưng hứa hẹn có sự thay đổi về xu hướng tiêu dùng trong những năm tới đây.
Ngoài ra, cũng cần phải đến sự xuất hiện ngày càng nhiều các thương hiệu xe máy điện, đáng chú ý nhất là VinFast bên cạnh Yadea - thương hiệu xe điện Trung Quốc bán nhiều nhất thế giới năm 2018 và 2019 vừa qua, và MBI (từ Hàn Quốc), cùng với các thương hiệu nhỏ lẻ khác từ Trung Quốc.
Dự báo trong thời gian tới đây, nhiều khả năng Việt Nam sẽ vào Top 3 thị trường xe máy lớn nhất thế giới, khi mà ở các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc, đang ngày càng hạn chế loại phương tiện hai bánh này.
Việt Hưng