Fica
  1. Xe 360

Từ "Á quân" doanh số, xe bán tải bị loại khỏi "Top xe bán chạy nhất" Việt Nam

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Từ vị trí số 2 về tiêu thụ xe hơi trong 7 tháng năm ngoái, nhiều thời điểm người ta lo ngại đường phố Việt sẽ bị bán tải hoá. Nhưng hiện doanh số bán xe bán tải đã rơi tự do xuống vị trí áp chót trong số các dòng xe dưới 9 chỗ ngồi tiêu thụ nhiều nhất Việt Nam.

Cụ thể, theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tháng 7/2018 xe pickup tiêu thụ được hơn 634 chiếc, tăng hơn một nửa so với các tháng trước đó. 7 tháng đầu năm, lượng xe này bán ra được hơn 6.500 chiếc.

Doanh số giảm 50%, lượng xe tiêu thụ tụt thê thảm

Trong các tháng 6/2018, lượng xe pickup cũng chỉ tiêu thụ được 337 chiếc, tháng 5 là 735 chiếc và tháng 4 là 350 chiếc. So với cùng kỳ năm trước, rõ ràng sức tiêu thụ của dòng xe này bị giảm sút rất mạnh ở Việt Nam.

Tiêu thụ xe bán tải tại Việt Nam đang giảm mạnh nhất từ trước đến nay.

Tiêu thụ xe bán tải tại Việt Nam đang giảm mạnh nhất từ trước đến nay.

Cụ thể, tháng 7/2017 có hơn 2.000 chiếc pickup được tiêu thụ. 7 tháng đầu năm, hơn 13.600 chiếc được bán ra tại Việt Nam. Lượng bán của xe Pickup nhiều thứ 2 trong số các dòng xe dưới 9 chỗ ngồi trở xuống, chỉ sau lượng bán ra xe sedan.

Trong khi đó, 7 tháng đầu năm 2018, lượng xe pickup bán ra bị đẩy xuống vị trí thứ 6, đứng cuối bảng các dòng xe dưới 9 chỗ, thua xa tổng lượng bán ra của các dòng xe sedan, crossover, xe đa dụng SUV, MPV và hatchback.

Từ vị trí thứ 2, được nhiều người yêu thích và săn lùng vào các năm 2016, 2017, nhưng đến nay lượng xe bán tải đã giảm cực mạnh, giảm 50% so với cùng kỳ năm trước (hơn 7.000 chiếc).

Hiện, xe bán tải tiêu thụ ở Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ Thái Lan (chiếm hơn 95%). Thống kê của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 8/2018, lượng xe bán tải nhập hơn 2.000 chiếc thì Thái Lan đã chiếm hơn 1.900 chiếc, Indonesia chỉ nhập vào được 69 chiếc.

Thua thiệt vì cồng kềnh và thiếu linh hoạt về giá?

Trong tháng 7/2018, lượng xe bán tải nhập về Việt Nam hơn 850 chiếc, thì 100% lượng xe có xuất xứ từ Thái Lan. Trước đó, tháng 6/2018, hơn 600 xe loại này được nhập về Việt Nam, và xe từ Thái Lan cũng chiếm áp đảo.

Hiện, các dòng xe pickup tiêu thụ lớn nhất ở Việt Nam thuộc về 3 dòng xe: Ranger của Ford, Colorado của Chevrolet và BT50 của Mazda, ba mẫu xe đều được nhập từ Thái Lan.

Lượng xe Ranger tiêu thụ 7 tháng qua đạt hơn 3.000 chiếc, vẫn chiếm số lượng dẫn đầu. Colorado đứng thứ 2 với hơn 1.500 chiếc, đứng thứ 2 và BT50 đứng thứ 3 với hơn 800 chiếc. Hai đại diện khác có sức tiêu thụ chậm nhất là Hilux của Toyota và Triton của Mitsubishi vẫn vui vẻ với các vị trí áp chót từ trước đến nay.

Theo lý giải của các ông Nguyễn Quang, Trưởng phòng kinh doanh xe hơi của đại lý chính hãng tại Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội: "Thị hiếu hiện nay đã thay đổi và thị trường cung ứng xe cũng đa dạng hơn. Tại các thành phố lớn, những chiếc bán tải to, dài dường như không còn phù hợp. Trong khi đó, các dòng xe nhỏ, xe đa dụng cỡ vừa đang ngày càng nhiều lựa chọn về giá, điều này đã hút khách mua xe bán tải ở Việt Nam".

Trên thực tế, xe bán tải có nhiều lợi thế ở Việt Nam, mức thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) chỉ từ 15 - 25% (tuỳ theo dung tích), trong đó mức phí trước bạ chỉ 2%, mức giá biển 2 triệu đồng... dòng xe này rất được trên thị trường nông thôn, đặc biệt là khả năng đa dụng vừa chở người, vừa chở hàng hoá.

Tuy nhiên, điểm trừ của dòng xe này hiện nay là chỉ phù hợp với các tỉnh, nông thôn, còn tại các đô thị ở Việt Nam di chuyển và đỗ khó khăn, bất tiện. Đặc biệt, thời gian qua, mức giá của các dòng pickup tại Việt Nam vẫn khá "cứng", không có nhiều đợt giảm giá trong khi đó các dòng xe khác đều giảm giá kéo khách.

Nguyễn Tuyền