Fica
  1. Xe 360

Ô tô tầm giá 500 - 700 triệu đồng: 70% là xe lắp ráp trong nước

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Trong phân khúc xe hơi phổ thông có giá bán từ 500 đến 700 triệu đồng thì gần 70% là xe được lắp ráp trong nước, còn lại hơn 30% là nhập khẩu miễn thuế từ ASEAN.

Doanh số xe phổ thông chiếm 43% lượng bán ra

Theo danh sách của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố, năm 2019, lượng xe phổ thông (có giá bán từ 500 đến 700 triệu đồng) hay được gọi là xe phân khúc B có hơn 18 mẫu các loại, tập trung ở các thương hiệu lớn từ Nhật, Hàn và Mỹ.

Ô tô tầm giá 500 - 700 triệu đồng: 70% là xe lắp ráp trong nước - 1

Doanh số các mẫu xe giá 500 đến 700 triệu đồng bán tốt nhất năm 2019

Trong số này, các mẫu xe đến từ Nhật chiếm ưu thế bao gồm Toyota, Honda, Mitsubishi, Mazda, Suzuki; các thương hiệu xe Hàn có Hyundai, Kia; thương hiệu xe Mỹ duy nhất là Ford.

Các mẫu xe phổ thông có mức kể trên chủ yếu là xe sedan, với 9 mẫu; các xe đa dụng đô thị cỡ nhỏ có 5 mẫu, 01 mẫu xe đa dụng gia đình, 01 mẫu hatchback.

Tổng doanh số bán xe phân khúc B năm 2019 đạt hơn 135.000 chiếc, chiếm khoảng 43% tổng doanh số bán xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi của Việt Nam năm 2019 (hơn 315.000 chiếc). Đáng chú ý, rất nhiều mẫu xe trong phân khúc B đã và đang là dòng xe có doanh số cao nhất trong phân khúc loại xe, hãng xe.

Đơn cử như Toyota Vios, Hyundai Accent, Mazda 3 và Kia Cerato đang là những mẫu xe có doanh số cao nhất trong dòng sedan; trong khi đó, mẫu Mitsubishi Xpander đang có doanh số tốt nhất trong dòng xe đa dụng gia đình MPV..

Trong top 5 loại xe phổ thông có doanh số bán tốt nhất hiện nay, Toyota Vios chiếm vị trí số 1 với 27.000 chiếc, đứng sau là Mitsubishi với hơn 20.000 chiếc, đứng thứ 3 là Hyundai Accent với hơn 19.700 chiếc, đứng thứ 4 là Mazda 3 với hơn 12.000 chiếc, và Kia Cerato đứng thứ 5 với 11.000 chiếc.

Ô tô tầm giá 500 - 700 triệu đồng: 70% là xe lắp ráp trong nước - 2

Thêm caption vào đây! (Giữ Backspace để xóa.)
Thêm caption vào đây! (Giữ Backspace để xóa.)
Những mẫu xe có doanh số cao tại thị trường Việt Nam nhờ lợi thế thương hiệu, giá cả

Năm mẫu xe có doanh số trên 10.000 chiếc/năm đều có rất nhiều phiên bản, biến thể: số sàn, số tự động, bản đủ, bản thiếu, bản cao cấp, bản basic... Chính vì vậy, nó phù hợp cho nhiều đối tượng người mua và doanh số cao là điều dễ hiểu. Mức giá bán cũng dao động theo các mẫu, phiên bản khác nhau, có mẫu hơn 500 triệu đồng, có mẫu gần 700 triệu đồng.

Trong các năm 2017-2018, nhiều mẫu xe trên có hiện tượng cầu vượt cung, khan hàng, hiếm xe, thậm chí khách hàng phải đặt trước mới có được xe.

Trên thực tế, với mức giá bán đại lý từ 500 đến 700 triệu đồng, mức giá lăn bánh (cộng thêm thuế, phí), các mẫu xe trên có thể dao động 600 đến 800 triệu đồng. Mức giá dù rẻ hơn so với trước đây, song về mặt bằng chung vẫn đắt đỏ so với thu nhập của người Việt.

Xe phổ thông lắp ráp vẫn chịu gánh nặng thuế phí lớn

Theo tính toán, trong số gần 136.000 chiếc xe phổ thông được bán ra kể trên, có đến gần 95.000 xe được lắp ráp tại Việt Nam, với tỷ lệ gần 70%. Các mẫu xe lắp ráp chiếm 10/18 chiếc, xe nhập là 8/18 chiếc.

Các mẫu lắp ráp bán chạy nhất là Toyota Vios, Hyundai Accent, Elantra, Kona, Mazda 3, Kia Cerato... Trong khi đó, các mẫu xe nhập bán chạy nhất là Mitsubishi Xpander, Honda City, Toyota Rush...

Ô tô tầm giá 500 - 700 triệu đồng: 70% là xe lắp ráp trong nước - 3

Xe phổ thông tại Việt Nam vẫn chịu gánh nặng thuế phí dù doanh số tiêu thụ cao

Dù được lắp ráp đến 70%, song hầu hết các mẫu xe trên đều gánh thuế phí lớn, trong đó có thuế nhập khẩu linh phụ kiện từ 35% đến 75% (tùy theo thị trường), thuế giá trị gia tăng VAT (10%), thuế tiêu thụ đặc biệt linh kiện (tùy theo bộ, cụm, linh kiện rời rạc..)

Chính vì bị đánh nhiều lớp thuế nên dẫu doanh số bán và sản lượng lắp ráp cao, các mẫu xe phổ thông không giảm giá sâu để mở rộng thị trường, nâng cao vị thế cạnh tranh. Cũng do bị động về nguồn nhập linh kiện, nên khi bị đánh thuế, chi phí để sản xuất xe của Việt Nam tăng, sức cạnh tranh của xe Việt kém hơn so với các mẫu xe nhập.

Đơn cử như Mitsubishi Xpander, mẫu xe được rất ít người tiêu dùng Việt biết đến những năm 2017 - 2018, nhưng đến năm 2019, nhờ giá rẻ, mẫu MPV cỡ nhỏ này đánh bay Innova ở "top" đầu doanh số xe MPV, vươn lên top 5 mẫu xe được tiêu thụ mạnh ở Việt Nam.

Theo rất nhiều chuyên gia, để gia tăng doanh số và lợi thế cạnh tranh với các mẫu xe nhập, các hãng xe tại Việt Nam bắt buộc phải đưa ra nhiều biến thể, nhiều lựa chọn với nhiều mức giá khác nhau. Tuy nhiên, điều này chỉ khắc phục được sớm chiều, về lâu dài, nếu các hãng xe nhập giảm giá thêm, chắc chắn các mẫu xe lắp ráp trong nước yếu thế hơn.

Cũng chính vì đưa ra nhiều mẫu, biến thể khác nhau, nên nội thất các mẫu xe lắp ráp tại Việt Nam bị điều chỉnh rất nhiều, thêm bớt so với các mẫu xe nhập. Đây là điểm yếu trong so sánh tương quan về giá, chất lượng và tiện nghi so với xe nhập.

Nguyễn Tuyền

Tin liên quan