Fica
  1. Xe 360

Ô tô ế ẩm vì đại dịch, chỉ số tồn kho tăng cao

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Chỉ số tồn kho ngành sản xuất xe có động cơ, trong đó có ô tô tăng cao, tăng ở mức 122,5% so với cùng kỳ 2019. Điều này phản ánh khó khăn rất lớn của ngành trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Ô tô ế ẩm vì đại dịch, chỉ số tồn kho tăng cao - 1

Theo dự báo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), lượng tiêu thụ ô tô trong năm 2020 có thể sụt giảm hơn 15% so với dự kiến trước đây của hiệp hội.

Theo báo cáo quý 1/2020 của Bộ Công Thương, ngành sản xuất xe có động cơ giảm 2,5%. Trong khi đó cùng kỳ năm trước tăng tới 17,9%.

Trong 3 tháng đầu năm 2020, kim ngạch khẩu linh phụ kiện ngành ô tô ước đạt 907 triệu USD, giảm 7% về giá trị so với cùng kỳ 2019. Sản lượng ô tô sản xuất trong nước ước đạt 56,2 nghìn chiếc, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng lưu ý, chỉ số tồn kho ngành sản xuất xe có động cơ, trong đó có ô tô tăng cao, tăng ở mức 122,5% so với cùng kỳ 2019.

Điều này theo Bộ Công Thương "phản ánh khó khăn rất lớn của ngành trong việc tiêu thụ sản phẩm".

Theo dự báo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), lượng tiêu thụ ô tô trong năm 2020 có thể sụt giảm hơn 15% so với dự kiến trước đây của hiệp hội.

Không chỉ lượng xe lắp ráp trong nước lao đao vì đại dịch. Theo Bộ Công Thương, nhập khẩu ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ đã giảm 43,8% về lượng và 46,6% về trị giá so với quý 1/2019.

Báo cáo sơ bộ của hải quan công bố cũng cho thấy, trong tháng 3, lượng xe nhập về Việt Nam đạt hơn 8.000 chiếc, giảm hơn 2.000 chiếc so với tháng trước. Tổng lượng xe nhập về Việt Nam 3 tháng qua ước đạt hơn 23.000 chiếc, giảm hơn 17.000 chiếc so với cùng kỳ năm trước (43%).

Giá xe nhập về Việt Nam bình quân dưới 500 triệu đồng/chiếc, giảm 10 triệu đồng so với mức giá nhập xe bình quân cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy, các loại xe nhập về Việt Nam chủ yếu là dòng xe giá rẻ, xe từ các nước ASEAN.

Trong khi đó, các thị trường như Mỹ, EU, Nhật đang khó chuyển xe về Việt Nam do dịch bệnh đang hoành hành.

Bộ Công Thương nhận định, ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 tác động tâm lý người tiêu dùng khiến họ hạn chế mua sắm do lo ngại dịch lây lan,

Không chỉ ô tô, nhiều mặt hàng khác cũng chung cảnh sụt giảm. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3 giảm 0,8% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức giảm đầu tiên trong giai đoạn 2016-2020 .

Tính chung quý 1/2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt mức tăng thấp so với cùng kỳ năm trước (4,7%), cầu tiêu dùng trong dân giảm.

Nguyễn Mạnh