Kể từ khi ô tô và máy bay được phát minh cách đây hơn 100 năm, con người đã khám phá khả năng kết hợp và thiết kế những chiếc ô tô có thể di chuyển trên mặt đất và trên không.
Những khám phá sớm nhất về ô tô bay
Năm 1906, Tarian Vuia, người Romania đã thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình tại Paris, Pháp trên chiếc ô tô bay do ông tự phát hình. Thiết kế của nó gồm một chiếc ô tô và lắp thêm hai cánh đơn giản.
Năm 1917, Glenn Hammond Curtis đã tham gia một triển lãm hàng không tại Mỹ ở New York, nơi mà một chiếc máy bay tự động có thân bằng nhôm và các cánh cố định đã được trưng bày. Đây là một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của ô tô bay.
Giữa những năm 1940, nỗ lực sáng chế một chiếc ô tô bay thực thụ đã trở lại với loài người. Robert Fulton đã lái chiếc Airphibian với buồng lái của chiếc máy bay này có thiết kế giống hệt như một chiếc ô tô. Thậm chí sau khi tách các bộ phận của máy bay, nó có thể lái trên đường như một chiếc ô tô bình thường.
Ba năm sau đó, vào năm 1950, Airphibian đã trở thành chiếc ô tô bay đầu tiên trong lịch sử được CAA (Cơ quan hàng không dân dụng quốc gia) chính thức công nhận. Sau đó, chiếc ô tô bay của Molt Taylor cũng được truyền cảm hứng từ Airphibian, nó cũng tuân thủ các tiêu chuẩn của tất cả các phương tiện giao thông đường bộ lúc bấy giờ.
Ford, nhà sản xuất ô tô nổi tiếng thời bấy giờ cũng quan tâm đến ô tô bay, và bắt đầu nghiên cứu thị trường tiềm năng này vào năm 1970. Vào thời điểm ấy, dự báo về ô tô bay của Ford rất lạc quan khi nghĩ rằng hãng có thể bán được tới 25.000 chiếc, nhưng cuối cùng phải hủy bỏ kế hoạch do các kỹ sư nội bộ và nhân viên pháp lý lo ngại về việc gia nhập vào lĩnh vực hàng không.
Mọi người đều bị sốc trước ý tưởng chế tạo một chiếc ô tô bay của Ford và nghĩ rằng gần như là điều không thể nếu phải chế tạo một chiếc ô tô đáp ứng đủ tiêu chuẩn an toàn bay. Một phương tiện bay hiệu quả vẫn chưa thể thực hiện, và cuộc thảo luận về những chiếc ô tô bay đã bị trì hoãn trong một thời gian dài. Cho đến khi sự phát triển như vũ bão của công nghệ xe tự động và các phương tiện sử dụng năng lượng mới như hiện nay, một lần nữa ý tưởng về những chiếc ô tô bay được quan tâm trở lại.
Giai đoạn mới của ô tô bay trên toàn cầu
Cùng với sự đổi mới về phần cứng, phần mềm và hệ thống thông tin liên lạc đã mang lại hy vọng cho quá trình thương mại hóa ngành vận tải hàng không. Điều này khiến cho việc nghiên cứu và phát triển những chiếc ô tô bay được đẩy mạnh.
Các vật liệu nhẹ hơn như sợi carbon tổng hợp, pin năng lượng cao, động cơ điện nhỏ và nhẹ hơn cùng với sự trưởng thành của ngành công nghệ lái tự động đã cho phép mọi người chiêm ngưỡng những chiếc ô tô bay thực thụ. Kỳ vọng cùng là hướng tới sản xuất hàng loạt lại nóng lên.
Trong 5 năm trở lại đây, các hãng sản xuất ô tô lớn của thế giới đã có những bước đột phá trong việc thử nghiệm thành công các chuyến bay.
Chẳng hạn như Liberty của Hàn Lan, taxi bay Uber Elevate và Audi Pop.Up Next. Trên thế giới đã có hơn 200 công ty nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm sản phẩm này, trong đó lâu đời nhất cũng đã hơn mười năm. Gần đây, thông tin từ Hà Lan cho biết, mẫu xe ô tô bay PAL-V Liberty sẽ được sớm phê duyệt và có thể là chiếc ô tô bay đầu tiên trên thế giới được công nhận để đi lại.
Chiếc Audi Pop Up Next được phát triển bởi Audi (Ảnh: VOV).
Ngoài ra, những gã khổng lồ ngành hàng không truyền thống như Boeing, Airbus cũng như các công ty sản xuất ô tô như Toyota, Audi, Tesla cũng đã triển khai nghiên cứu và phát triển ô tô bay.
Theo báo cáo nghiên cứu của Morgan Stanley, tới năm 2030, ngành công nghiệp ô tô bay sẽ hình thành thị trường với quy mô lên tới 300 tỉ đô và có thể đạt 1,5 nghìn tỉ đô la Mỹ vào năm 2040.
Ô tô bay đã phát triển từ lúc chỉ đơn thuần là những mơ mộng cá nhân giờ đây trở thành tâm điểm của thị trường vốn. Theo phân tích của những người trong ngành, khi số lượng ô tô của một quốc gia hoặc khu vực đạt 200 chiếc trên 1000 dân, quốc gia ấy sẽ bước vào kỷ nguyên của ngành hàng không.
Đối mặt thách thức
Khó khăn lớn nhất mà lĩnh vực này gặp phải trước hết là về công nghệ, trong đó chủ yếu liên quan đến ba lĩnh vực kỹ thuật chính là kết cấu phần thân ô tô, điều khiển bay và động cơ.
Công suất không đủ dẫn đến trọng tải thấp và thời gian hoạt động ngắn của ô tô bay. Đây là thách thức lớn nhất mà công ty đang phải đối mặt trong việc nghiên cứu và phát triển hiệu suất hiện nay.
Kể cả khi những khó khăn về mặt kỹ thuật được khắc phục thì vẫn cần một cơ chế giám sát hoàn chỉnh để đảm bảo hàng loạt vấn đề như giao thông, vận tải và an toàn. Điều này liên quan mật thiết tới việc quản lý đô thị, quy định các tuyến đường, quy tắc lái xe và phân chia trách nhiệm khi xảy ra tai nạn…
Cho đến nay, trên thế giới vẫn chưa có hệ thống quy chuẩn về chứng nhận ô tô bay hay quản lý không lưu.
Kể cả khi được công nhận và tham gia giao thông thì liệu công chúng có thể chấp nhận tần suất giao thông đô thị kiểu mới này xuất hiện dày đặc hay không vẫn còn là một dấu hỏi lớn.
Ngoài ra, các vấn đề như an ninh, tiếng ồn cũng cần được giải quyết. Do sự chuyển động của các cánh quạt và hệ thống động lực hiện nay mà những chiếc ô tô bay sở hữu đều không có hiệu ứng tắt tiếng ồn đủ tốt.
Tưởng tượng như bạn đang đi trên đường và có một vật thể bay ù ù trên đầu thật sự không phải là điều đáng mong đợi. Ngay ở Elon Musk cũng thận trọng trong vấn đề này: "Một vấn đề lớn với ô tô bay là tiếng ồn, và chuyển động không khí do việc cất cánh mang đến. Tôi không nghĩ việc mọi người cảm thấy có một vật thể bay trên đầu kèm theo tiếng ồn là niềm vui với họ đâu".
Nhưng nhìn chung, sự phát triển của ô tô bay sẽ mang lại một loạt những hiệu ứng dây chuyền. Chẳng hạn như công nghệ điện khí hóa, sẽ thúc đẩy nâng cấp sản phẩm trong lĩnh vực hàng không điện; trong khi những đột phá trong các điểm nghẽn công nghệ quan trọng khác sẽ thúc đẩy hiệu quả pin điện, pin nhiên liệu và ánh sáng mới.
Các phương tiện thông minh sẽ dẫn đầu vòng xoay cách mạng công nghệ mới hoặc chuyển đổi công nghiệp. Và khi ấy, tất cả các nhà sản xuất đều không muốn bị bỏ lại phía sau.
Theo Song Anh
VietNamNet