Toyota, Tesla đóng cửa, tạm ngừng tại Trung Quốc
Thông tin nóng hổi nhất báo chí tuần qua là dịch bệnh viêm phổi cấp bùng phát tại thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc rồi lan khắp Trung Quốc, sang các nước khác trên thế giới. Mối lo y tế toàn cầu này khiến hàng loạt các hãng xe lớn đang có mặt tại Trung Quốc bắt buộc phải đối phó.
Mới đây nhất, cả Toyota và Tesla đều tuyên bố đóng cửa tạm thời và ngừng sản xuất tại các nhà máy từ Trung Quốc, điều này có thể khiến trong trung và dài hạn thị trường ô tô Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung chịu tác động lớn.
Trung Quốc là nước sản xuất lượng xe ô tô lớn nhất thế giới khi dân số hơn 1,4 tỷ người, thị trường rộng lớn nên là địa bàn có đẩy đù các anh tài xe hơi của thế giới như Honda, Toyota, BMW, Audi, Volvo, Volkswagen, Tesla … Thông tin dịch cúm đã và đang tác động rất xấu đến ngành sản xuất xe hơi của nước này, ngoài Toyota, Tesla chính thức có lệnh tạm ngừng, đóng cửa tạm thời thì rất nhiều nhà sản xuất khác như Honda, GM, Fiat hay Volkswagen cũng cho biết sẽ rút các chuyên gia, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên, công nhân tại các nhà máy để hạn chế ảnh hưởng của dịch bệnh.
10 mẫu xe bán chạy nhất thế giới, xe Nhật áp đảo
Danh sách 10 mẫu xe tiêu thụ nhiều nhất thế giới năm 2019 được hé lộ trong đó các thương hiệu Nhật Bản có 5 đại diện hầu hết là của Toyota và Honda, Mỹ và Đức chia nhau vị trí thứ 2 khi có thương hiệu Ford, Chevrolet, Volkswagen…
Tiêu chí chọn xe hơi của người Việt: Chất lượng, giá cả hàng đầu
Mẫu xe, hãng xe phổ cập, chất lượng lâu bền và đặc biệt là mức giá cả phù hợp với mức thu nhập và khả năng chi trả của đại bộ phận người Việt là những tiêu chí chọn xe của người Việt.
Lâu nay thị trường xe hơi Việt luôn là mảnh đất màu mỡ cho các hãng xe hơi Nhật Bản như Toyota, Honda. Không khó để nhận ra trên đường phố, tại bảng doanh số của các hiệp hội xe hơi, nhóm xe hơi là sự áp đảo đến từ các thương hiệu xe Nhật. Đi xe Nhật có ưu điểm giá cả phù hợp, độ bền bỉ và tiêu thụ nhiên liệu thấp, các bản xe đều được quốc tế hoá linh kiện nên thay thế dễ dàng cho người tiêu dùng.
"Chất lượng xe" là tiêu chí thứ 2, theo rất nhiều thợ kinh doanh xe cũ tại Hà Nội, các mẫu xe cũ bán thành công luôn là dòng xe có chất lượng quốc tế và thương hiệu hàng đầu. Honda, Toyota, Mercedes, Hyundai, Nissan, Ford, Mazda hay Kia đều là những xe có tiêu chuẩn toàn cầu và chất lượng luôn được minh chứng.
Tiêu chí cuối cùng và khá quan trọng là giá cả, xe hơi tại Việt Nam có doanh số bán tốt là những mẫu xe có giá bán dao động từ 400 đến 800 triệu đồng, mức giá này được cho là phù hợp với khả năng chi trả của nhóm khách hàng mục tiêu.
2020 - năm biến động của thị trường xe Việt
Có rất nhiều điểm nhấn đáng chú ý về thị trường xe Việt năm 2020 , trong đó đáng kể nhất là những thay đổi chính sách, xu hướng giá xe ngày càng giảm mạnh, cộng với lượng tiêu thụ ngày càng tăng lên.
Năm 2019 đánh dấu năm có doanh số bán ra toàn thị trường cao nhất mấy năm trở lại đây. Theo thống kê sơ bộ của các tổ chức như Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), hội các doanh nghiệp nhập khẩu xe hơi, các liên doanh, doanh nghiệp tư nhân, lượng xe tiêu thụ cả năm đạt hơn 440.000 chiếc, trong khi đó năm trước lượng tiêu thụ chỉ đạt khoảng 300.000 chiếc/năm.
Sự tăng trưởng về tiêu thụ có được dựa phần lớn vào nguồn cung xe nhập, tổng lượng xe nhập năm 2019 theo thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng xe nhập về Việt Nam năm 2019 tăng hơn 84% so với cùng kỳ năm trước, lượng xe nhập về Việt Nam ghi nhận trong năm là 140.000 chiếc, trong đó xe dưới 9 chỗ ngồi là hơn 102.400 chiếc, chiếm hơn 73%.
Thứ 2 là chính sách thay đổi, giá xe biến động
Năm 2018, thị trường xe hơi Việt có rất nhiều biến động khó lường trong đó cụ thể là Nghị định 116 đã khiến lượng xe nhập giảm “không phanh”. Nhóm doanh nghiệp sản xuất xe trong nước cũng phải vất vả để đáp ứng các yêu cầu mới để tiếp tục duy trì sản xuất. Năm 2018 cũng là năm đầu tiên Việt Nam bỏ thuế nhập xe với các nước ASEAN, xe Thái Lan và Indonesia tăng phi mã vào Việt Nam.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, người làm chính sách, năm 2020 có thể là năm thay đổi lớn về chính sách khi Bộ Tài chính đã trình Chính phủ Nghị định sửa đổi Nghị định 125 về thuế nhập linh kiện xe hơi về Việt Nam. Hướng đi của Nghị định sẽ loại bỏ hoàn toàn thuế suất thuế nhập khẩu để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước
Mở toang cửa hội nhập, xe Việt đủ sức đấu với đối thủ lớn?
Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia rất nhiều hiệp định thương mại tự do - nơi thuế nhập xe cắt giảm mạnh theo lộ trình. Trước viễn cảnh ấy, doanh nghiệp xe Việt liệu có biến thách thức thành động lực, biến cơ hội thành thành quả hay không?
Năm 2020, Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia khoảng 19 hiệp định song và đa phương thế hệ mới, trong đó lớn nhất là EVFTA, RCEP và CPTPP… Tất cả các hiệp định đều có phần cam kết cắt giảm thuế nhập xe có lộ trình. Chính vì vậy, đây là thách thức lớn cho sân chơi các hãng xe tại Việt Nam nhưng đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt cạnh tranh hoặc tổ chức bắt tay hợp tác cùng phát triển.
Cháy hàng xe con chạy dịch vụ sau Tết
Rất khó để bắt xe taxi hay đặt các loại xe nhỏ để di chuyển từ các tỉnh lên thành phố thời điểm này. Năm nay, thời tiết rét đậm, việc xử phạt lái xe có nồng độ cồn quyết liệt nên nhu cầu thuê xe đi lại hoặc di chuyển về các thành phố lớn tăng đột biến .
Thời điểm này, không hiếm người đi thuê xe hơi đi du lịch, lễ hội không thể gọi được xe. Theo đại diện một hãng xe chuyên chạy tuyến của thị xã Kinh Môn, nhu cầu đi lễ hội, du xuân đầu năm nhà xe đã phải tổ chức riêng một tuyến đi Yên Tử (Quảng Ninh) vào các ngày mồng 4 đến mồng 5 Tết Canh tý.
“Các hội xóm, hội làng đều được tổ chức trong thời gian sau ngày mồng 4 đến mồng 5 Tết hàng năm nên nhu cầu đi lại của người dân các địa phương rất lớn. Các du khách đi chùa cầu an như di tích An Phụ, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Yên Tử… cũng rất đông nên ai đi phải đặt trước. Xe chỉ đi 2 ngày sau đó phải chạy xe theo chuyến cố định”, ông Kiên, chủ hãng xe khách liên tỉnh tại thị xã Kinh Môn cho hay.
Không chỉ tại Hải Dương việc thuê xe đi lại khó khăn mà thực tế này đã và đang xảy ra ở nhiều tỉnh thành, đặc biệt ở các địa phương phía Nam và miền Trung.
An Linh (Tổng hợp)