Fica
  1. Xe 360

Bỏ thuế nhập linh kiện, giá ô tô trong nước vẫn ở... trên trời

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Sau 10 tháng được hưởng ưu đãi thuế từ Nhà nước, hầu hết các dòng xe vẫn không giảm là bao, thậm chí nhiều mẫu xe ''hàng hot", doanh số tốt trên 1.000 chiếc bán ra/tháng vẫn neo mức rất cao.

Kim ngạch nhập khẩu linh kiện tăng hơn 500 triệu USD, tương 44% so với cùng kỳ năm trước và tăng hơn 300 triệu USD so với cùng kỳ năm 2019. Lượng và kim ngạch nhập khẩu tăng cao do các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe tăng cường sản lượng sản xuất, tăng quy mô.

Theo Nghị định số 57/2020/NĐ-CP, bắt đầu từ 10/7/2020, Chính phủ cho phép bỏ thuế nhập khẩu linh kiện đối với doanh nghiệp sản xuất, gia công ô tô trong nước chưa sản xuất được các linh kiện nhằm giảm chi phí sản xuất, giảm giá xe hơi. Điều kiện để doanh nghiệp được miễn, bỏ thuế nhập là đáp ứng quy định về sản lượng chung - riêng tối thiểu.

Bỏ thuế nhập linh kiện, giá ô tô trong nước vẫn ở... trên trời - 1

Qua 10 tháng được hưởng ưu đãi bỏ thuế nhập linh kiện, giá xe tại Việt Nam vẫn cao, chưa hạ nhiều (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, nhìn vào thực tế giá bình quân các mẫu xe, dòng xe tại Việt Nam sau 10 tháng được hưởng ưu đãi từ Nhà nước, hầu hết vẫn không giảm là bao, thậm chí nhiều mẫu xe ''hàng hot", doanh số tốt trên 1.000 chiếc bán ra/tháng vẫn neo mức rất cao.

Nhiều mẫu xe như Toyota Vios, Honda City, Mazda 3, Hyundai Accent... được lắp ráp trong nước có doanh số đều trên 1.000 chiếc/tháng, song đều là các mẫu xe có giá thành tương đối cao, mẫu thấp nhất cũng trên 450 triệu đồng/chiếc, cao lên đến 700 triệu đồng/chiếc.

Về xuất xứ linh kiện, theo Tổng cục Hải quan, thị trường tập trung chủ yếu từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ.

Số liệu của Tổng cục Hải quan nêu rõ, kim ngạch nhập khẩu linh kiện từ Hàn Quốc ước đạt 445 triệu USD, trong đó chủ yếu tập trung ở hai doanh nghiệp lớn là Hyundai - Thành Công và Kia - Trường Hải.

Lượng linh kiện nhập về từ Nhật cũng đạt cao, hơn 284 triệu USD, chủ yếu là các liên doanh như Toyota, Honda. Trong khi đó, kim ngạch nhập linh kiện từ Thái Lan về Việt Nam cũng đạt hơn 285 triệu USD, hầu hết phục vụ các doanh nghiệp liên doanh lắp ráp xe hơi của Toyota, Honda, Mitsubishi, Ford...

Các thị trường khác như Trung Quốc, Ấn Độ, chủ yếu nhập các loại linh kiện cấp 2, 3 như đèn, hệ thống điện, săm lốp...

Các thị trường nhập linh kiện cấp 1 như Hàn, Nhật, Đức, Pháp và Mỹ, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu động cơ xe, khung sườn và hộp số. Đây là các linh kiện có giá nhập khẩu cao, không được các liên doanh nội địa hóa tại Việt Nam.

Về thị trường xe hơi nhập khẩu, trong 4 tháng đầu năm, doanh nghiệp chủ động tăng lượng nhập lên đến hơn 50.100 xe nguyên chiếc, tăng trên 56% so với cùng kỳ năm trước bất chấp đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều lĩnh vực kiệt quệ.

Tổng cục Hải quan cho biết, tính đến hết 4 tháng đầu năm, người Việt đã bỏ ra số tiền gần 1,2 tỷ USD mua xe hơi nguyên chiếc từ nước ngoài. Lượng xe hơi đạt hơn 50.000 chiếc, tăng hơn 56% so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, dù tổng cầu thị trường xe giảm so với các năm trước, song nhập khẩu linh kiện ô tô ở Việt Nam hiện nay vẫn rất cao. Con số nhập khẩu mặt hàng này trong 4 tháng qua ước đạt trên 1,6 tỷ USD, tăng hơn 500 triệu USD so với cùng kỳ năm trước, ước tăng trên 44%.

Trong số xe nhập khẩu, xe từ Thái Lan, Indonesia tiếp tục về Việt Nam có số lượng áp đảo với hơn 39.500 chiếc, chiếm gần 800% tổng xe nhập; thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc xe nhập về lần lượt là 900 và 700 chiếc.

An Linh

Tin liên quan