Fica
  1. Doanh nghiệp

  2. Tiêu Dùng

Thêm cửa khẩu được nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ

Hoàng Dung
Hoàng Dung

Cửa khẩu Thanh Hóa được nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ theo quy định mới.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa kí ban hành Thông tư số 21/2021/TT-BCT ngày 10 tháng 12 năm 2021 quy định cửa khẩu nhập khẩu đối với ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi. Theo đó, ngoài 5 cảng biển trước đây, ô tô dưới 16 chỗ, từ 24/11/2022 doanh nghiệp sẽ được nhập khẩu ô tô về Việt Nam qua cảng Nghi Sơn (Thanh Hoá).
 

Cửa khẩu Thanh Hóa được nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ (Ảnh minh hoạ: An Chi)

 

Tuy nhiên, Thông tư không áp dụng đối với các trường hợp: Nhập khẩu, tạm nhập tái xuất của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Nhập khẩu phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh theo kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Nhập khẩu phục vụ các mục đích cá biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Tạm nhập khẩu để trưng bày tại hội chợ, triển lãm và sau đó tái xuất khẩu; nhập khẩu để nghiên cứu khoa học, thử nghiệm; Quá cảnh với các nước có chung đường biên giới và kinh doanh chuyển khẩu.

Theo quy định của Thông tư 21/2021/TT-BCT, ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi chỉ được nhập khẩu về Việt Nam qua các cửa khẩu cảng biển: Quảng Ninh (Cái Lân), Hải Phòng, Thanh Hóa (Nghi Sơn), Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu. Thủ tục nhập khẩu thực hiện theo các quy định pháp luật có liên quan.

Thông tư 21/2021/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24 tháng 01 năm 2022; thay thế Thông tư số 06/2019/TT-BCT ngày 25 tháng 3 năm 2019 của Bộ Công Thương quy định cửa khẩu nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi.

So với Thông tư số 06/2019/TT-BCT, danh sách các cửa khẩu cảng biển được nhập khẩu ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi theo Thông tư mới bổ sung thêm cửa khẩu cảng biển Thanh Hóa (Nghi Sơn).

An Chi

Tin liên quan
Giá đường tăng mạnh nhất trong gần 20 năm qua

Giá đường tăng mạnh nhất trong gần 20 năm qua

Giá đường tăng vọt do hỏa hoạn và hạn hán tàn phá các cánh đồng mía tại Brazil, nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới. Điều này đã đẩy chi phí sản xuất kẹo và đồ ngọt tăng cao.