Fica
  1. Doanh nghiệp

  2. Tiêu Dùng

Mách gen Z cách tối ưu dòng tiền bằng ví trả sau

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Sử dụng ví trả sau đang thành xu hướng mạnh mẽ khi thế hệ trẻ không thụ động chờ lương về mới mua sắm như trước.

Gen Z (những người sinh năm 1997-2012) vốn là thế hệ nhanh nhạy trong nắm bắt mọi thứ, trước là xu hướng trải nghiệm, nghề nghiệp, giờ là cả cách chi tiêu.

Gen Z: Hơn một nửa đồ sử dụng là mua trước, trả sau

Là một gen Z, Ngọc Linh (24 tuổi, Hà Nội), hiện làm giao dịch viên trong công ty chứng khoán, cho biết: "Tất cả đồ mình sử dụng có hơn nửa là mua trước, trả sau".

Mua trước trả sau là hình thức thanh toán cho phép người tiêu dùng mua hàng và trả dần thành nhiều đợt trong một khoảng thời gian nhất định. Xuất phát từ nhu cầu của giới trẻ với mong muốn trải nghiệm việc mua sắm nhanh chóng, dịch vụ này được tích hợp vào các bước thanh toán trực tuyến hoặc tại cửa hàng của đơn vị bán lẻ và nhãn hàng. Hiện nhiều công ty còn cung cấp các gói không tính lãi suất, nhưng sẽ tính các phụ phí và phí trả chậm cao.

Gen Z thích mua trước, trả sau (Ảnh minh họa: ECC).

Ngọc Linh nói thế hệ Z tiếp cận công nghệ từ sớm nên việc số hóa cách chi tiêu không còn quá xa lạ. Đơn cử, hình thức mua sắm online đã "chiếm sóng" giới trẻ: thanh toán chuyển khoản nhiều hơn tiền mặt, hoặc thay vì bỏ một số tiền lớn để mua sắm món đồ nào đó, gen Z lại thích lựa chọn hình thức mua trước trả sau để chi tiêu thông minh hơn.

Một người làm trong lĩnh vực tài chính như Linh lại càng không xa lạ chuyện này. Hiện cô sử dụng các ngân hàng số, ví điện tử và mua trước trả sau một cách thành thạo.

Đặc biệt, với những món hàng có giá trị cao, việc mua trước trả sau có thể đáp ứng nhu cầu cấp bách. "Khoản mua sắm lớn nhất đến hiện tại của mình là một chiếc điện thoại. Đây cũng coi là món đầu tư giúp công việc của mình trơn tru hơn. Một chiếc điện thoại 20-25 triệu đồng khác với chiếc điện thoại 8-10 triệu đồng. Thay vì bỏ một cục tiền lớn chỉ để mua sắm, mình tận dụng hình thức mua trước, trả sau", cô cho hay.

Gen Z - thế hệ thích "nhanh, gọn, lẹ"

Hồng Nhung (25 tuổi, TPHCM) cũng chia sẻ vì tính chất công việc làm MC nên cần đầu tư cho trang phục, mỹ phẩm. "Mình dùng ví trả sau SPaylater trên nền tảng Shopee và thấy cực kỳ tiện lợi. Trước đây, mình tốn nhiều tiền để mua đồ ban đầu thì hiện đã khác bởi được thanh toán nhiều đợt. Mình chỉ cần trả một phần số tiền, phần khác sẽ để đợt sau", cô nói.

Khi được hỏi về lợi ích khi dùng hình thức thanh toán này, Nhung cho rằng việc huy động nguồn tiền từ nơi khác để chi trả các khoản tiêu dùng giúp cô tối ưu được dòng tiền, không chi trả quá nhiều trong cùng một thời điểm, hơn nữa cũng giúp tiết kiệm. "Nhiều thời điểm đủ tiền nhưng mình vẫn mua trước, trả sau. Tiền dư đó đầu tư vào hình thức khác như chứng khoán", Nhung bộc bạch.

Một điểm khác khiến Nhung thấy tiện lợi khi sử dụng ví trả sau SPaylater trên nền tảng Shopee là thủ tục "nhanh, gọn, lẹ". Nhung đăng ký dịch vụ mua trước trả sau SPaylater để thực hiện mua sắm trên sàn thương mại điện tử Shopee và thực hiện thanh toán sau khi có sao kê điện tử. Cô tự nhận gen Z là thế hệ "sống không chờ đợi" và sẵn sàng khước từ các thủ tục liên quan đến giấy tờ, biểu mẫu.

Tiện lợi khi sử dụng ví trả sau SPaylater trên nền tảng Shopee là thủ tục "nhanh, gọn, lẹ" (Ảnh minh họa: Hoàng Triều).

Theo tìm hiểu, Spaylater là hình thức thanh toán liên kết giữa Shopee và TPBank. Hình thức này giúp người mua có thể thanh toán trả góp các sản phẩm theo thời gian, giảm áp lực tài chính cho khách hàng, đồng thời đảm bảo tính bảo mật, an toàn cho người dùng.

Ngoài hình thức trên, khách hàng cũng có thể trải nghiệm phương thức thanh toán trên nhiều nền tảng ứng dụng số, đơn cử như MoMo - một đơn vị khác liên kết với TPBank.

Khi sử dụng phương thức mua trước trả sau trên MoMo, người dùng sẽ được ứng trước tiền để thực hiện giao dịch mua hàng, thanh toán hóa đơn, trải nghiệm các dịch vụ. Cuối tháng, sau khi chốt sao kê, khách hàng có thể thực hiện thanh toán dư nợ sau. Ngoài ra, khách hàng có thể lựa chọn chuyển đổi trả góp, thanh toán tối thiểu để không bị phát sinh phí phạt chậm trả, báo cáo nợ xấu CIC.

Những người có tài khoản TPBank có thể tiếp cận đa dạng các gói vay lãi suất ưu đãi tại quầy hoặc tại LiveBank 24/7 đáp ứng nhu cầu cá nhân của khách hàng, cũng như các sản phẩm dịch vụ ưu việt khác của ngân hàng tím trên nền tảng số.

Ví trả sau: Đảm bảo tính minh bạch

Theo báo cáo của Research & Markets về thị trường Việt Nam năm 2022, mua trước trả sau dự kiến tăng trưởng với tốc độ là 45,2% trong giai đoạn 2022-2028.

Đặc biệt với gen Z - thế hệ "sống cho hiện tại" thì "thích là nhích" là câu nói thể hiện rõ nhất nhóm này. Trong tiêu dùng, họ biết rõ bản thân muốn gì và khát khao thỏa mãn sở thích cá nhân. Đây là thế hệ không thụ động chờ lương về mới mua sắm như trước.

Sự phát triển của thương mại điện tử, thói quen mua sắm online cũng là động lực cho việc sử dụng ví trả sau phát triển. Hồng Nhung nói bản thân khi ở giai đoạn đầu của sự nghiệp và chưa có nhiều thu nhập khả dụng, việc sử dụng ví trả sau là cách cô tối ưu nhất cuộc sống.

Với Ngọc Linh, cô coi việc dùng ví trả sau là cách quản lý chi tiêu một cách tốt nhất, giúp cân bằng giữa cuộc sống và công việc. "Ví trả sau đảm bảo tính minh bạch về chi phí và kỳ hạn thanh toán", cô nói.