Fica
  1. Doanh nghiệp

  2. Tiêu Dùng

Kết quả rà soát chống bán phá giá cá tra, basa Việt Nam tại Hoa Kỳ

Nguyễn Mạnh
Nguyễn Mạnh

Hoa Kỳ vừa ban hành Kết luận cuối cùng của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 16 (POR16) đối với cá tra, basa nhập khẩu từ Việt Nam.

Hình minh hoạ

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận cuối cùng đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 16 (POR16) cho giai đoạn rà soát từ ngày 1/8/2018 đến ngày 31/7/2019 đối với cá tra, basa của Việt Nam.

Theo đó, DOC xác định mức thuế chống bán phá giá đối với Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn và Công ty cổ phần Nam Việt trong đợt rà soát này là 0 USD/kg. Đối với các nhà sản xuất, xuất khẩu cá tra, basa khác của Việt Nam, mức thuế chống bán phá giá không thay đổi, vẫn ở mức 2,39 USD/kg.

Cũng theo Cục Phòng vệ thương mại, hiện nay, DOC đang tiến hành rà soát POR17. Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và phía Hoa Kỳ để xử lý các vấn đề liên quan, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam trong vụ việc.

Hoa Kỳ là một trong các thị trường xuất khẩu lớn của thủy sản Việt Nam; trong đó, có tôm và cá tra. Hiện, nhu cầu tiêu thụ thủy sản đang tăng mạnh trở lại không chỉ ở phân khúc bán lẻ mà cả các kênh dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, giải trí sau khi nhờ tiêm vắc xin Covid-19 rộng rãi cùng với gói kích thích kinh tế kịp thời của Chính phủ.

Với kết luận cuối cùng đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 16 (POR16) cho giai đoạn rà soát từ ngày 1/8/2018 - 31/7/2019 đối với cá tra, basa của Việt Nam, Cục Phòng vệ thương mại đánh giá, đây là kết quả tích cực đối với ngành sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Đồng thời, sẽ tạo thêm lợi thế để thủy sản Việt Nam phát triển và cạnh tranh tại thị trường Hoa Kỳ.

Nguyễn Khánh

Tin liên quan
Giá đường tăng mạnh nhất trong gần 20 năm qua

Giá đường tăng mạnh nhất trong gần 20 năm qua

Giá đường tăng vọt do hỏa hoạn và hạn hán tàn phá các cánh đồng mía tại Brazil, nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới. Điều này đã đẩy chi phí sản xuất kẹo và đồ ngọt tăng cao.