Fica
  1. Doanh nghiệp

  2. Tiêu Dùng

Giá hạt tiêu trong nước tăng mạnh

Nguồn cung khan hiếm đã đẩy giá hạt tiêu tại thị trường nội địa ở mức cao. Lượng hàng bán ra rất ít, một phần do nguồn cung trong dân gần như đã hết. Các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng giúp hàng hóa lưu thông tốt, hoạt động xuất khẩu diễn ra bình thường.

Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho hay, quý III/2021, giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng biến động trong biên độ hẹp và giữ ở mức cao. Xu hướng tăng giá diễn ra trong cả tháng 10/2021 nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh.

Tuần cuối tháng 10/2021, giá hạt tiêu đen tại thị trường nội địa ở mức 88.500 đồng/kg, tăng 8.500 đồng/kg; hạt tiêu trắng ở mức 130.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/ kg so với cuối tháng 9/2021.

Quý III/2021, giá hạt tiêu xuất khẩu tại hầu hết các nước sản xuất lớn trên thế giới tăng do nguồn cung khan hiếm và hoạt động vận chuyển gặp khó khăn. Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu tăng dịp cuối năm cũng tác động tích cực lên giá hạt tiêu. 

Cụ thể: Tại Bra-xin, ngày 29/10/2021, giá hạt tiêu đen xuất khẩu tăng 200 USD/ tấn so với ngày 30/9/2021, lên 4.200 USD/tấn. 

Tại cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam, ngày 29/10/2021, giá hạt tiêu đen loại 500g/l và 550g/l xuất khẩu cùng tăng 200 USD/tấn so với ngày 30/9/2021, lên mức 4.390 USD/tấn và 4.490 USD/tấn. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu tăng 200 USD/tấn so với ngày 30/9/2021, lên mức 6.390 USD/tấn. 

Tại cảng Lampung ASTA của In-đô-nê-xi-a, giá hạt tiêu đen xuất khẩu tăng 46 USD/tấn so với ngày 30/9/2021, lên 4.395 USD/tấn. Tại cảng Muntok, giá hạt tiêu trắng xuất khẩu tăng 61 USD/tấn, lên 7.222 USD/tấn.

Tại cảng Kochi (Ấn Độ), giá hạt tiêu đen xuất khẩu tăng 592 USD/tấn so với ngày 30/9/2021, lên 6.311 USD/tấn.

Giá hạt tiêu trong nước tăng mạnh.

Dự báo giá hạt tiêu toàn cầu sẽ tăng trong thời gian tới do nguồn cung khan hiếm và nhu cầu tăng cao dịp cuối năm. Theo Hiệp hội Hạt tiêu Thế giới, sản lượng hạt tiêu toàn cầu giảm trong năm 2021 phần lớn do sản lượng của Việt Nam giảm 8%, trong khi sản lượng của Bra-xin giữ ổn định, sản lượng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho hay, quý III/2021, giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng biến động trong biên độ hẹp và giữ ở mức cao. Xu hướng tăng giá diễn ra trong cả tháng 10/2021 nhờ nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh.

Tuần cuối tháng 10/2021, giá hạt tiêu đen tại thị trường nội địa ở mức 88.500 đồng/kg, tăng 8.500 đồng/kg; hạt tiêu trắng ở mức 130.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/ kg so với cuối tháng 9/2021.

Quý III/2021, giá hạt tiêu xuất khẩu tại hầu hết các nước sản xuất lớn trên thế giới tăng do nguồn cung khan hiếm và hoạt động vận chuyển gặp khó khăn. Bên cạnh đó, nhu cầu nhập khẩu tăng dịp cuối năm cũng tác động tích cực lên giá hạt tiêu. 

Cụ thể: Tại Bra-xin, ngày 29/10/2021, giá hạt tiêu đen xuất khẩu tăng 200 USD/ tấn so với ngày 30/9/2021, lên 4.200 USD/tấn. 

Tại cảng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam, ngày 29/10/2021, giá hạt tiêu đen loại 500g/l và 550g/l xuất khẩu cùng tăng 200 USD/tấn so với ngày 30/9/2021, lên mức 4.390 USD/tấn và 4.490 USD/tấn. Giá hạt tiêu trắng xuất khẩu tăng 200 USD/tấn so với ngày 30/9/2021, lên mức 6.390 USD/tấn. 

Tại cảng Lampung ASTA của In-đô-nê-xi-a, giá hạt tiêu đen xuất khẩu tăng 46 USD/tấn so với ngày 30/9/2021, lên 4.395 USD/tấn. Tại cảng Muntok, giá hạt tiêu trắng xuất khẩu tăng 61 USD/tấn, lên 7.222 USD/tấn.

Tại cảng Kochi (Ấn Độ), giá hạt tiêu đen xuất khẩu tăng 592 USD/tấn so với ngày 30/9/2021, lên 6.311 USD/tấn.

Dự báo giá hạt tiêu toàn cầu sẽ tăng trong thời gian tới do nguồn cung khan hiếm và nhu cầu tăng cao dịp cuối năm. Theo Hiệp hội Hạt tiêu Thế giới, sản lượng hạt tiêu toàn cầu giảm trong năm 2021 phần lớn do sản lượng của Việt Nam giảm 8%, trong khi sản lượng của Bra-xin giữ ổn định, sản lượng của In-đô-nê-xi-a tăng 3%.

An Chi