Tại cuộc họp báo về Thống kê kinh tế xã hội năm 2017 vừa được tổ chức sáng nay (19/9), trả lời câu hỏi của phóng viên vì sao khối doanh nghiệp ngoài nhà nước, đầu tư nước ngoài có doanh số thuần, tỷ suất lợi nhuận cao nhưng đóng góp ngân sách thấp, ông Phạm Đình Thuý, Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp, Tổng cục Thống kê khẳng định: Do các doanh nghiệp FDI đang nhận được nhiều ưu đãi so với các khu vực doanh nghiệp khác.
Mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp năm 2020 khó có thể đạt được |
Ông Thuý cũng cho biết thêm, những số liệu thống kê những năm gần đây, Tổng cục Thống kê rà soát và sử dụng thống nhất số liệu Tổng cục Thuế nên không có gì sai số.
Sắp tới để đảm bảo số liệu thống nhất, ông Thuý cho biết, Tổng cục Thống kê sẽ sử dụng nhiều hơn số liệu của Tổng cục Thuế để giảm thiểu gánh nặng điều tra các khoản nộp thuế của doanh nghiệp.
Về các báo cáo về các khoản doanh số thuần, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp, ông Thuý khẳng định các doanh nghiệp đã khai báo trung thực, tuy nhiên cũng không loại trừ một số bộ phận khai báo chưa trung thực.
Về việc tỷ suất lợi nhuận và doanh thu của khối doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp ngoài nhà nước cao hơn nhiều so với doanh nghiệp Nhà nước nhưng đóng góp của họ lại thấp hơn, ông Thuý khẳng định:
"Chính sách thuế của mỗi khu vực và ngành kinh doanh khác nhau. DN ngoài Nhà nước và FDI, lợi nhuận cao trên 45% nhưng nộp ngân sách chỉ trên 30% do chính sách thuế được nhiều ưu đãi. Doanh nghiệp FDI thường hoạt động lĩnh vực cn cao như linh kiện điệnt ử nên có DN áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm. Khối doanh nghiệp Nhà nước không nhận được nhiều ưu đãi về thuế nên tỷ lệ đóng ngân sách cao", đại diện Tổng cục Thống kê nói.
Về mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp năm 2020, ông Thuý cho rằng đến nay Việt Nam có 517.900 đang hoạt động, nếu tính đến năm 2020, còn 2 năm nữa sẽ rất khó khăn để đạt được. Trong khi năm 2016-2017 mỗi năm chỉ tăng gần 120.000 DN/năm. Nếu tốc độ bình quân như thế, sẽ không đạt 1 triệu doanh nghiệp đề ra.
Ông Thuý khẳng định nếu có các giải pháp tăng cường khởi nghiệp, môi trường kinh doanh thông thoáng hơn có thể chúng ta sẽ đạt chỉ tiêu nói trên. Giải pháp chính như ổn định kinh tế vĩ mô để giúp DN yên tâm phát triển, cải cách mạnh mẽ cơ sở pháp lý và cắt giảm mạnh mẽ thủ tục hành chính cản trở ptrien DN. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước như thoái vốn, phát triển kinh tế tư nhân...
Theo ông Thuý, khu vực tổ hợp tác, kinh tế cá thế hiện có trên 5,14 triệu hộ nhưng chỉ có 2,3% hộ có đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp.
An Linh