Fica
  1. Thời sự

Vì sao Tổng thầu Trung Quốc "đòi" thêm 50 triệu USD?

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Tổng Giám đốc Cục 6 Đường sắt Trung Quốc nói cần thêm 50 triệu USD (hơn 1.000 tỷ đồng) để chạy thử tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, tuy nhiên Bộ Giao thông vận tải cho rằng yêu cầu đó không hợp lí.

Vì sao Tổng thầu Trung Quốc cần thêm 50 triệu USD?

Vì sao Tổng thầu Trung Quốc đòi thêm 50 triệu USD? - 1

50 triệu USD Tổng thầu Trung Quốc đề nghị thanh toán không phải là chi phí phát sinh tăng thêm của hợp đồng (ảnh: Lao động)

Tuần qua, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) có thông cáo chính thức lý giải thông tin trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm ngành GTVT, trong đó có nội dung Tổng thầu Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông cần 50 triệu USD trước khi bàn giao.

“Tại cuộc họp trực tuyến ngày 12/05/2020 giữa Ban QLDA Đường sắt với ông Tiêu Vu Thái - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc (Tổng thầu EPC), ông Tiêu Vu Thái đã trao đổi, hiện tại Tổng thầu đang gặp khó khăn về nguồn vốn, đặc biệt là việc thanh toán cho các nhà sản xuất, nhà thầu phụ”.

Phía Tổng thầu kiến nghị chủ đầu tư thanh toán cho Tổng thầu 50 triệu USD trước khi thực hiện vận hành thử toàn hệ thống và thanh toán toàn bộ trước khi bàn giao chính thức dự án.

“Đây là giá trị đã hoàn thành mà Tổng thầu đang hoàn thiện các thủ tục đề nghị chủ đầu tư tiếp tục giải ngân thanh toán trong phần giá trị còn lại của hợp đồng EPC, không phải là chi phí phát sinh tăng thêm của hợp đồng” - Bộ GTVT cho biết và thông tin thêm hiện nay Ban QLDA Đường sắt đã thanh toán cho Tổng thầu khoảng 80% giá trị hợp đồng EPC, phần còn lại khoảng 20%.

Trên cơ sở ý kiến của Tổng thầu, Ban QLDA Đường sắt ghi nhận những khó khăn về tài chính của Tổng thầu. Tuy nhiên, việc Tổng thầu đề nghị thanh toán như trên là chưa phù hợp với các điều khoản thanh toán của hợp đồng EPC và các phụ lục hợp đồng đã ký.

Hơn 115 tỷ đồng làm 1 km đường cao tốc Bắc - Nam

Suất vốn đầu tư xây dựng bình quân của 1 km đường cao tốc Bắc - Nam được Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phê duyệt khoảng 115,8 tỷ đồng/km. Suất vốn này bao gồm chi phí đầu tư xây dựng công trình cầu, hầm, xử lý nền đất yếu và bao gồm cả hệ thống giao thông thông minh (ITS), hệ thống thu phí điện tử không dừng, đường gom phục vụ dân sinh.

Cách tính suất đầu tư được Bộ GTVT thông tin cụ thể, đó là: Tổng chi phí xây dựng và thiết bị (67.922 tỷ đồng) + chi phí quản lý dự án, tư vấn và khác (7.782 tỷ đồng) = 75.704 tỷ đồng)/(tổng chiều dài 653,6 km) = 115,8 tỷ đồng.

Theo Bộ này, nếu không tính dự án Cam Lộ - La Sơn (quy mô 02 làn xe, chiều dài 98,4 km) và dự án cầu Mỹ Thuận 2 (dài 6,6 km) thì suất vốn đầu tư xây dựng bình quân khoảng 95,6 tỷ đồng/km.

Vì sao Tổng thầu Trung Quốc đòi thêm 50 triệu USD? - 2

Suất vốn đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam được Bộ GTVT phê duyệt là 115,8 tỷ đồng/km

Thêm một cán bộ Tổng cục Hải quan bị bắt vì tiếp tay cho buôn lậu

Một cán bộ của Cục Kiểm định Hải quan, Tổng cục Hải quan vừa bị bắt giữ do liên quan đến vụ án buôn lậu xảy ra tại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, tỉnh Lào Cai.

Cán bộ này là Phạm Chí Kiên - chuyên viên phân tích Cục Kiểm định Hải quan, Tổng cục Hải quan vừa bị cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra Quyết định khởi tố bị can, ra lệnh bắt để tạm giam và khám xét đối với đối tượng.

Ông Phạm Chí Kiên sinh năm 1984, tại Hà Nội, là chuyên viên phân tích Cục Kiểm định Hải quan, Tổng cục Hải quan bị bắt vì tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự.

Đây là diễn biến mới nhất trong quá trình điều tra mở rộng vụ án "Buôn lậu" xảy ra tại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Vụ án đang được cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an thụ lý điều tra.

Lãnh đạo Bộ Giao thông nói về việc tự nhận “phê bình nghiêm khắc”

Trong báo cáo gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ cho biết việc triển khai thu phí tự động không dừng chưa bảo đảm đúng tiến độ yêu cầu.

Đây là vấn đề Chính phủ và Thủ tướng chỉ đạo rất nhiều lần, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vẫn chưa hoàn thành. Tuy nhiên, Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ GTVT và nhiều cá nhân liên quan phải nhận hình thức kiểm điểm “ nghiêm khắc phê bình, rút kinh nghiệm ”.

Hình thức kiểm điểm này có ý nghĩa thế nào và sẽ được các cá nhân thực hiện ra sao? Sau kiểm điểm, Bộ Giao thông sẽ hoàn thành nhiệm vụ Chính phủ giao như thế nào? Đó là những câu hỏi được báo giới đặt ra với lãnh đạo Bộ GTVT tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều nay (2/6).

Trả lời về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết: “Thu phí tự động không dừng thực hiện theo Nghị quyết của Quốc hội cũng như chỉ đạo rất quyết liệt của Chính phủ. Bộ GTVT đã triển khai hết sức quyết liệt, khẩn trương. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, việc này chưa đạt được mốc yêu cầu yêu cầu và Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm”.

“Chúng tôi hiểu chỉ đạo của Thủ tướng là phải phân tích, đánh giá rõ những tồn tại, nguyên nhân khách quan, chủ quan và biện pháp khắc phục thế nào. Chúng tôi đã rút kinh nghiệm phần liên quan đến chủ quan của mình để chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ” - Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông nói.

Giá vàng "lao dốc không phanh"

Phiên giao dịch sáng 4/6, giá vàng SJC được doanh nghiệp điều chỉnh giảm mạnh và đang lùi dần về mốc 48 triệu đồng/lượng, khi giá vàng thế giới "lao dốc không phanh".

Trên thế giới, lúc 9h15 cùng ngày (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại châu Á qua niêm yết của Kitco.com giao dịch ở mức 1.701,9 USD/ounce. Trước đó, lúc 6h30, giá vàng thậm chí còn giảm sâu về quanh ngưỡng 1.697 USD/ounce.

Giá vàng thế giới "lao dốc không phanh" sau khi thị trường chứng khoán hồi phục và tâm lý lạc quan về nền kinh tế toàn cầu, khiến một bộ phận nhà đầu tư bán vàng ra để chốt lời.

Ông David Meger, Giám đốc kinh doanh kim loại quý tại quỹ High Ridge Futures cho hay, thị trường tiếp tục lạc quan khi nhiều nền kinh tế mở cửa trở lại, thể hiện ở sự phục hồi của nhiều cổ phiếu đang diễn ra. Theo đó, "dễ hiểu vì sao vàng có thể dễ bị tổn thương".

Mai Chi 

Tổng hợp

Tin liên quan