Fica
  1. Thời sự

Vì sao EC chưa gỡ 'thẻ vàng' thủy sản cho Việt Nam?

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, qua lần kiểm tra thứ 3, Ủy ban châu Âu chỉ ra những tồn tại về giám sát hoạt động của tàu cá trên biển, vẫn còn số lượng lớn các tàu cá bị bắt khi hoạt động ở vùng biển nước ngoài…

Sáng 3/2, tại Đà Nẵng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị Phổ biến các kết quả làm việc với đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) và Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ trọng tâm.

Theo ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, đoàn kiểm tra của EC thấy được quyết tâm rất lớn của hệ thống chính trị trong nỗ lực để thực hiện các khuyến nghị, gỡ thẻ vàng IUU.

EC đánh giá cao khung pháp lý toàn diện, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, việc thực hiện các quy định vẫn chưa đồng bộ ở các địa phương. Hiện, Việt Nam có 95% tàu cá đã lắp thiết bị giám sát hành trình.

Tuy nhiên, số lượng tàu chưa thực hiện một cách chủ động còn rất nhiều, các trường hợp mất kết nối vẫn còn rất lớn và nguy cơ cao nằm ở số tàu cá chưa được lắp đặt thiết bị”, ông Tiến nói.

Theo thống kê, trong năm 2022, số vụ vi phạm vùng biển nước ngoài là 81 vụ với 112 tàu cá và 957 người bị bắt, chưa kể số tàu cá đánh bắt ở các vùng chồng lấn, vùng nước lịch sử.

Báo cáo của Tổng cục Thủy sản cho thấy, việc quản lý các tàu IUU không thống nhất với số liệu của tỉnh, danh sách nguy cơ cao chưa có sự kết nối và tính hệ thống. Tàu nằm trong danh sách tàu mất tín hiệu nhiều ngày, không có biện pháp xử lý nhưng vẫn được cấp giấy phép khai thác.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, hạ tầng 125 cảng cá, 146 khu neo đậu tránh trú bão vẫn còn chưa được quan tâm đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu. “Số lượng cá khai thác được quản lý chỉ đạt trên dưới 10%. Nếu không quản lý, không truy xuất được nguồn gốc, quản lý sản lượng khai thác thì chặng đường gỡ thẻ còn dài”, ông Tiến cho hay.

Tuy nhiên, số lượng tàu chưa thực hiện một cách chủ động còn rất nhiều, các trường hợp mất kết nối vẫn còn rất lớn và nguy cơ cao nằm ở số tàu cá chưa được lắp đặt thiết bị”, ông Tiến nói.

Theo thống kê, trong năm 2022, số vụ vi phạm vùng biển nước ngoài là 81 vụ với 112 tàu cá và 957 người bị bắt, chưa kể số tàu cá đánh bắt ở các vùng chồng lấn, vùng nước lịch sử.

Báo cáo của Tổng cục Thủy sản cho thấy, việc quản lý các tàu IUU không thống nhất với số liệu của tỉnh, danh sách nguy cơ cao chưa có sự kết nối và tính hệ thống. Tàu nằm trong danh sách tàu mất tín hiệu nhiều ngày, không có biện pháp xử lý nhưng vẫn được cấp giấy phép khai thác.

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, hạ tầng 125 cảng cá, 146 khu neo đậu tránh trú bão vẫn còn chưa được quan tâm đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu. “Số lượng cá khai thác được quản lý chỉ đạt trên dưới 10%. Nếu không quản lý, không truy xuất được nguồn gốc, quản lý sản lượng khai thác thì chặng đường gỡ thẻ còn dài”, ông Tiến cho hay.

Vì sao EC chưa gỡ 'thẻ vàng' thủy sản cho Việt Nam? ảnh 2

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đề nghị các địa phương cần triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp để nỗ lực gỡ thẻ vàng EC (Ảnh: Giang Thanh).

Việc truy xuất nguồn gốc hải sản nhập khẩu từ tàu của quốc gia treo cờ vào nước ta vẫn còn nhiều lỗ hổng, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng yêu cầu các địa phương cần truy xuất, kiểm soát kỹ xem tàu đó có IUU hay không, có đánh bắt ở khu vực cấm, đánh bắt loài không được phép hay không.

Sau lần kiểm tra thứ 3 của EC, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 kết luận và chương trình hành động 180 ngày quyết tâm gỡ thẻ vàng để chuẩn bị cho đợt kiểm tra vào tháng 4/2023 của EC.

"Từ khi bị thẻ vàng, chỉ riêng thủ tục hành chính nhập khẩu vào các nước EU rất mất thời gian, trước đây chỉ mất 1 - 3 ngày, giờ 3 - 4 tuần mới xong, chi phí nâng cao, giá trị giảm rất nhiều.

Chưa kể các thị trường khác như Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước khác cũng đã đặt vấn đề và điều trần về IUU. Vì vậy, dù còn rất nhiều khó khăn nhưng Bộ NN&PTNT cùng các bộ, ban, ngành khác và các địa phương sẽ quyết liệt hành động để gỡ được thẻ vàng sau 5 năm”, ông Tiến khẳng định.

Tại hội nghị, đại diện Tổng cục Thủy sản đã báo cáo các kết quả làm việc với Đoàn thanh tra của EC tại Khánh Hòa vào tháng 10/2022; các đại biểu trao đổi về các khuyến nghị của EC về chống khai thác thủy sản không hợp pháp, không báo cáo; chia sẻ của các địa phương về những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các khuyến nghị…

Theo Giang Thanh

Tiền Phong