Fica
  1. Thời sự

Về những lời chia sẻ, dặn dò của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Ngày 19/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện nhiệm vụ chiến lược của ngành.

Về những lời chia sẻ, dặn dò của Thủ tướng Phạm Minh Chính - 1

Xác định chính sách an sinh xã hội có vai trò rất quan trọng với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, vừa là mục tiêu vừa là động lực để ổn định và phát triển bền vững đất nước, dù trong lúc cao điểm của đại dịch, người đứng đầu Chính phủ đã có buổi làm việc trực tiếp với ngành LĐ-TB&XH.

Tại đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định trong thời gian vừa qua, Bộ và ngành LĐ-TB&XH đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, công tác giảm nghèo là điểm sáng, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, nhân dân đánh giá cao, góp phần vào kết quả chung của cả nước.

Thị trường lao động tiếp tục phát triển, nguồn nhân lực tăng lên cả về số lượng và chất lượng, nhân lực trong một số ngành đạt trình độ khu vực và quốc tế.

Chính sách ưu đãi người có công, an sinh xã hội được thực hiện nghiêm túc, có đột phá. Công tác trợ giúp xã hội ngày càng được mở rộng, diện bao phủ tốt hơn. Công tác bình đẳng giới, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được quan tâm, đạt nhiều thành quả. Công tác xây dựng Đảng, cải cách hành chính, xây dựng bộ máy đạt được những thành tích nhất định.

Bộ có Đảng bộ trong sạch, Bộ trưởng quyết liệt đổi mới, sáng tạo. Ban Cán sự Đảng lãnh đạo Bộ đoàn kết, thống nhất, đồng tâm, nhất trí.

Đánh giá về những kết quả trên, Thủ tướng cho biết: "Phải khẳng định để tiếp tục phát huy".

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng khẳng định Bộ và ngành LĐ-TB&XH hội đã có nhiều chuyển biến nổi bật trên các lĩnh vực, kịp thời xử lý, không để xảy ra "điểm nóng"…

Những đánh giá và chỉ đạo trên thể hiện sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo Chính phủ đồng thời thấu hiểu những khó khăn rất lớn của ngành, đặc biệt là xử lý hậu quả của đại dịch Covid - 19 để lại.

Nhìn lại thời gian qua, tạo trong phòng chống đại dịch, ngành LĐ-TB&XH đã có nhiều hành động quyết liệt và sáng tạo. Từ việc duy trì, không để đứt gãy trong chuỗi sản xuất kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp và đối tượng không có việc làm, người thất nghiệp cùng với những chính sách với người có công, công tác an sinh xã hội… đã được ngành triển khai có hiệu quả.

Khảo sát gần đây của Ban Tuyên giáo Trung ương cho thấy, niềm tin của nhân dân về chính sách xã hội, bảo đảm an sinh, chính sách người có công không ngừng tăng, tỷ lệ đánh giá tốt chiếm 72%, tỷ lệ đánh giá tốt về xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm chiếm 68%.

Hiện, Việt Nam là một trong 10 nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trên thế giới, cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực. Vị thế, vai trò và kết quả của giáo dục nghề nghiệp có chuyển biến hiệu quả. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 51,6% năm 2015 lên 64,5%...

Cùng với những việc làm trên, việc phòng chống dịch covid - 19 luôn được thực hiện quyết liệt, hiệu quả.

Trong khi các bộ, ngành Y tế, Công an, Quân đội… cũng như các địa phương đang lao vào chống dịch với tinh thần rất cao thì có một ngành tưởng như lặng lẽ nhưng lại vô cùng quyết liệt, đó là LĐ-TB&XH. Ngay cả khi dịch đã qua đi, các nơi "ca khúc khải hoàn" thì với họ, cuộc chiến đấu vẫn tiếp tục dai dẳng bởi các hệ lụy mà đại dịch để lại…

Chia sẻ với những khó khăn, thách thức của ngành, tại buổi lễ, Thủ tướng chia sẻ: "Suy nghĩ không chín, tư tưởng không thông, quyết tâm không cao thì việc gì cũng khó, nỗ lực không lớn thì không thể vượt qua được những khó khăn trong bối cảnh mới, không hành động quyết liệt, hiệu quả, thực hiện không có trọng tâm, trọng điểm thì không ra sản phẩm, không đạt được mục đích trong bối cảnh yêu cầu công việc cao, nhu cầu lớn nhưng nguồn lực, thời gian có hạn".

Những người làm công tác LĐ-TB&XH xin luôn ghi nhớ lời dặn dò của Thủ tướng.

Bùi Hoàng Tám