Việt Nam có thể vượt Trung Quốc trở thành công xưởng thế giới nhờ EVFTA?
Thỏa thuận thương mại tự do đã quy định quy tắc xuất xứ đối với hàng dệt may sẽ buộc nhiều chuỗi cung ứng chuyển sang Việt Nam, mặc dù đó là mối lo ngại ngắn hạn cho ngành dệt may vì hiện tại nhập khẩu nguyên liệu đầu vào đang ở mức rẻ hơn.
Lễ ký kết Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam tại Văn phòng Chính phủ tại Hà Nội. Ảnh: Reuters
“Tôi hy vọng sẽ có thêm dòng vốn đầu tư để tăng đầu vào nền kinh tế trong nước", ông Trinh Nguyen - một nhà kinh tế cấp cao ở châu Á tại Natixis - ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư của Pháp, chia sẻ thêm.
Mặc dù những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay cùng với khủng hoảng chuỗi cung ứng sau đại dịch Covid-19 đã khiến chính phủ các nước và nhiều nhà phân tích kêu gọi việc thực hiện đa dạng hóa chuỗi cung ứng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc nhưng theo ông Trinh Nguyen, Việt Nam sẽ chỉ có thể hấp thụ các lĩnh vực mà đất nước nhắm đến, như dệt may, giày dép và điện tử.
Và ngay cả trong lĩnh vực điện tử, sản xuất đòi hỏi phải huy động lực lượng lao động lớn, Việt Nam hiện vẫn chưa thể đạt được quy mô giống như Trung Quốc cũng như các mối liên kết cung ứng hiện có.
Deng Yingwen, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam đưa ra ý kiến: “So với Trung Quốc, thị trường Việt Nam rất nhỏ với dân số 100 triệu người, chỉ lớn hơn một chút so với khu vực tự trị phía tây nam Trung Quốc, Quảng Tây. Các công ty nước ngoài không có khả năng di dời khỏi Trung Quốc do thị trường Trung Quốc rộng lớn và năng lực sản xuất lớn.”
Vụ Tenma nghi hối lộ: Nhiều cán bộ thuế Bắc Ninh được phục chức
Thông tin vừa được đại diện Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính cho PV Dân trí biết sáng 18/6 cho hay, hiện đã hết thời hạn tạm đình chỉ chức vụ 15 ngày các cán bộ Cục Thuế Bắc Ninh (từ ngày 27/5 - 10/6), các cán bộ Cục Thuế Bắc Ninh đã đi làm trở lại.
Tuy nhiên, vị đại diện Tổng cục Thuế cho hay hiện vụ nghi án Tenma đưa hối lộ 25 triệu yên vẫn đang trong quá trình điều tra, nếu phát hiện dấu hiệu bất thường hoặc có vấn đề từ việc nhập hối lộ của cán bộ Cục Thuế Bắc Ninh, cơ quan điều tra và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ có đề nghị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ kéo dài đối với cán bộ Thuế.
Tổng thầu Trung Quốc thôi “đòi” 50 triệu USD, đã có 28 nhân sự tới Hà Nội
Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (ảnh: Toàn Vũ)
Chiều 16/6, trao đổi tại Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đã thông tin về Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội).
“Hiện nay có 28 nhân sự phía Trung Quốc đã sang Việt Nam, trong đó có 23 chuyên gia của tổng thầu và 5 nhân sự của đơn vị tư vấn giám sát dự án” - ông Đông nói và cho biết số nhân sự này có mặt tại Hà Nội từ ngày 14/6, hơn 100 nhân sự còn lại đang tiếp tục làm thủ tục để trở lại Việt Nam.
Về khoản tiền 50 triệu USD phía Tổng thầu đề nghị thanh toán thêm trước đó, lãnh đạo Bộ GTVT cho biết đến nay hai bên đã “hiểu nhau” và tích cực hợp tác. Mặc dù đây là số tiền nằm trong khối lượng dự án đã thực hiện, nhưng hợp đồng EPC đã ký kết quy định rõ việc thanh toán và khối lượng thanh toán.
“Bộ GTVT rất chia sẻ với khó khăn của tổng thầu nhưng việc thanh toán số tiền này là không có cơ sở. Chúng tôi chỉ thanh toán theo hợp đồng đã ký và theo quy định của pháp luật Việt Nam” - Thứ trưởng Đông nhấn mạnh và cho biết hiện tại phía Tổng thầu không còn nhắc tới việc thanh toán này nữa.
Chính thức “xóa sổ” dịch vụ đòi nợ thuê
Chiều 17/6, Quốc hội biểu quyết thông qua dự án Luật Đầu tư (sửa đổi), trong đó nhất trí cao với quy định “cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ”.
Trước khi bấm nút thông qua, ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, vẫn có một số ý kiến đề nghị không cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ mà thực hiện theo quy định của Luật hiện hành, đồng thời đổi tên là "kinh doanh dịch vụ thu hồi nợ”.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội và xin tiếp thu theo đa số ý kiến đại biểu Quốc hội, quy định “cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ” tại điểm h khoản 1 Điều 6.
Khách hàng bất ngờ nhận hóa đơn điện tăng hơn 4 lần, EVN Hà Nội nói gì?
Phản ánh tới Dân trí, anh Lê Phong (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, hoá đơn tiền điện tháng 6 của gia đình anh tăng đột biến, gấp 4,5 lần, dù vẫn đang trong thời gian được “hỗ trợ vì Covid-19”.
Nếu trong tháng 4 và tháng 5, số tiền anh Phong thanh toán là khoảng 1 triệu đồng thì sang tới tháng 6, con số này vọt lên 4,5 triệu đồng với 1.526kWh.
“Mức sử dụng điện không tăng đột biến, nhà tôi cũng không gia tăng thêm các thiết bị điện. Nhận được hóa đơn tháng 6, tôi thực sự bất ngờ”, anh Phong cho biết hiện đang sống một mình.
Trao đổi với Dân trí, đại diện EVN Hà Nội cho biết, vào mỗi đợt nắng nóng, bên cạnh áp lực về công tác vận hành đảm bảo cung cấp điện, công ty cũng gặp một số thắc mắc của khách hàng về vấn đề này.
“Theo quy luật thời tiết hàng năm, tháng 5 và 6 là thời điểm khu vực miền Bắc mà đặc biệt là thủ đô Hà Nội bước vào cao điểm mùa hè, bắt đầu có nhiều đợt nắng nóng kéo dài khiến lượng điện tiêu thụ trên địa bàn thành phố tăng cao đột biến”, vị này cho biết.
Mai Chi (tổng hợp)