Fica
  1. Thời sự

Sẽ có BOT, BT khi cho tư nhân tham gia làm đường truyền tải điện?

Bài lấy lại
Bài lấy lại

“Trong trường hợp đầu tư lưới điện truyền tải, Nhà nước chỉ giữ độc quyền trong vận hành, không độc quyền trong đầu tư. Các doanh nghiệp tư nhân có thể đầu tư theo hình thức hợp tác công tư (PPP)... được hưởng lợi ở các dự án khác khi đã giao quyền quản lý lưới điện về cho EVN” , lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cho biết.

Tại Hội thảo Quốc tế về “Năng lượng tái tạo tại Việt Nam từ chính sách đến thực tiễn” tổ chức sáng 27/11, đại diện Bộ Công Thương cho biết sẽ có giải pháp thu hút tư nhân đầu tư vào truyền tải điện.

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương: Để thuận lợi cho tư nhân tham gia truyền tải và phát triển lưới điện, trong ngắn hạn, các giải pháp áp dụng kỹ thuật điều độ, hệ thống áp dụng trong vận hành để giải toả nguồn tái tạo. Chúng ta cũng có thể thúc đẩy dự án truyền tải, phân phối đã có hoặc bổ sung trong quy hoạch.

Về dài hạn, truyền tải đồng bộ với điện tái tạo trên phạm vi cả nước, miền Tây Nam Bộ có nhiều đề xuất phát triển điện gió, chúng tôi đã kết hợp với quốc tế để phát triển lưới truyền tải sẵn ở đây. Các quy hoạch mạng lưới truyền tải cần thay đổi để đáp ứng công suất các nhà máy điện tương lai.

Thực tế, có rất nhiều lo ngại về giá, chi phí xây dựng lưới truyền tải, lưới phân phối do tư nhân đầu tư, sau đó giao cho Nhà nước vận hành sẽ được tính thế nào. Nếu cao thì sẽ bù vào đâu? Bên cạnh đó, theo cơ chế Nhà nước chỉ độc quyền vận hành đường truyền tải, không độc quyền đầu tư truyền tải, nếu dự án phát sinh chi phí doanh nghiệp sẽ tự chịu trách nhiệm hay chi phí đó sẽ được tính vào giá điện?

Sẽ có BOT, BT khi cho tư nhân tham gia làm đường truyền tải điện? - 1

Ông Đỗ Đức Quân, Phó Cục trưởng, Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương

Ông Đỗ Đức Quân, Phó Cục trưởng, Cục Điện lực và năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương cho rằng, có thể áp dụng cơ chế cho nhà đầu tư được hưởng lợi ở dự án khác sau khi xây dựng hệ thống truyền tải và bàn giao cho EVN quản lý.

“Trong trường hợp đầu tư lưới điện truyền tải, khác với đấu nối thì Nhà nước chỉ giữ độc quyền trong vận hành, không độc quyền trong đầu tư. Các doanh nghiệp tư nhân có thể đầu tư theo hình thức của hợp tác công tư (PPP) tại Nghị định số 63 và được hưởng lợi ở các dự án khác khi đã giao quyền quản lý lưới điện về cho EVN”, ông Quân cho hay.

Tuy nhiên, hiện khái niệm độc quyền Nhà nước và việc quyền hạn của EVN đến đâu khi tiếp nhận các hệ thống truyền tải của tư nhân. Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho biết:

“Thế giới cách đây 5 đến 10 năm họ đã chuyển đổi, vấn đề ở đây là ở các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp phải cân bằng lợi ích và hiểu luật”, ông Kiên nói.

Ông Kiên cho biết: “Ở phía doanh nghiệp, cũng có hiện tượng trông chờ vào truyền tải của EVN, không rà soát trong các thủ tục có những quy định nào để giúp bảo vệ mình tốt hơn. Còn ở phía cơ quan Nhà nước hiện có cách hiểu trong luật còn có khác nhau, các công chức thực thi pháp luật còn giữ an toàn cho mình, chưa tạo điều kiện cho nền kinh tế năng động”.

“Nói đến việc Nhà nước độc quyền truyền tải điện, đến nay bản thân chúng tôi cũng chưa nhận được Bộ Công Thương giải thích độc quyền Nhà nước truyền tải điện là cái gì, gồm cái gì?”, Tiến sĩ Kiên nói. 

Theo ông Quân, thời gian tới cần có hai phương án tổ chức đấu thầu khi tư nhân tham gia hệ thống truyền tải.

Phương án thứ nhất là cần thực hiện đấu thầu theo trạm biến áp, đơn cử một khu vực này có trạm biến áp còn đủ dung lượng, đủ tải lên hệ thống, chúng ta có thể đấu thầu để phát triển các dự án điện xung quanh khu vực, đảm bảo quy mô theo công suất đó.

Hình thức thứ 2 là đấu giá toàn bộ khu vực, bao gồm cả dự án và đấu giá luôn phần giải phóng mặt bằng sạch, mời nhà đầu tư vào. Hoặc đấu giá riêng xây dựng nhà máy thôi, còn đường dây và giải phóng mặt bằng doanh nghiệp không phải làm, do EVN tự đảm bảo.

Thực tế, tại Campuchia, từ khi có chính sách đến đưa vào đấu thầu lưới truyền tải, dự án điện tái tạo phải mất 2 năm. Nếu tiến trình của Việt Nam giống như Campuchia, thậm chí lâu hơn sẽ khiến nguy cơ thiếu điện ngày càng cao.

Ông Quân khẳng định: "Đấu thầu rõ ràng cần có thời gian, tất cả chúng tôi phải đẩy nhanh công tác chuẩn bị để có thể làm sớm. Còn chuyện cân đối điện là vấn đề khác. Bộ Công Thương đã có báo cáo Thủ tướng, quan trọng nhất là trong thời gian trước mắt, điện mặt trời được xem xét ưu tiên để hạn chế thiếu điện bởi thi công điện mặt trời nhanh và đáp ứng tốt hơn nhu cầu".

Nguyễn Tuyền 

Tin liên quan