Fica
  1. Thời sự

Quản lý thị trường có quyền phạt và tước giấy phép hoạt động trong lĩnh vực thể thao

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Theo dự thảo lần 2 Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thể thao, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) có thể được quyền phạt tiền tới 50 triệu đồng và được tước giấy phép hoạt động trong lĩnh vực thể thao từ 1 đến 6 tháng.


Lực lượng quản lý thị trường đi kiểm tra hành hóa (Ảnh minh họa/Dân Việt)

Lực lượng quản lý thị trường đi kiểm tra hành hóa (Ảnh minh họa/Dân Việt)

Trong đó, đối với kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyên phạt cảnh cáo, phạt đến 500 nghìn đồng; Đội trưởng đội quản lý thị trường có quyền phạt cảnh cáo, phạt đến 25 triệu đồng, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Các chi cục trưởng QLTT địa phương, mức xử phạt được quyền lên tới 50 triệu đồng, đồng thời được quyền áp dụng biên pháp khắc phục hậu quả.

Riêng cục trưởng QLTT ngoài các mức phạt kể trên thì được quyền tước giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể dục thể thao đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong thời hạn từ một đến 6 tháng.

Dự thảo lần 2 Nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thể thao đang được Bộ Văn hoá thể thao và du lịch lấy ý kiến các bộ ngành liên quan. Trong đó quy định các hình thức xử phạt, gồm vi phạm hành chính với 8 mức độ khác nhau cùng với các biện pháp khắc phục hậu quả và phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa dự kiến là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức.

Cụ thể, dự thảo đề xuất mức xử phạt đối với hành vi sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng. Phạt tiền từ 15 triệu đến 20 triệu đồng đối với hành vi bao che, tổ chức cho vận động viên sử dụng chất kích thích thuộc Danh mục bị cấm trong tập luyện, thi đấu thể thao; cùng với mức phạt bổ sung là đình chỉ dự giải thi đấu thể thao đối với vi phạm kể trên.


Dự thảo Nghị định cũng đề xuất mức phạt từ 15 triệu đến 20 triệu đồng đối với hành vi không trung thực, làm sai lệch kết quả thi đấu; hành vi chửi bới, lăng mạ, xúc phạm danh dự nhân phẩm, đe doạ sức khoẻ, tính mạng và phản ứng khác đối với trọng tài trận đấu; Phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng đối với hành vi gian lận về tên tuổi, thành tích thi đấu thể thao.

Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất các mức phạt đối với hành vi bạo lực trong luyện tập thi đấu thể thao. Trong đó, mức phạt 15-20 triệu đồng, áp dụng đối với hành vi chửi bới lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, đe doạ sức khoẻ, tính mạng, phản ứng không phù hợp với đạo đức, thuần phong mỹ tục; Phạt 20-30 triệu đồng đối với một trong các hành vi cố ý gây chấn thương, chơi thô bạo, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người khác trong luyện tập và thi đấu thể thao.

Mức xử phạt từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng cũng áp dụng đối với các hành vi của trọng tài như không trung thực, khách quan trong điều hành thi đấu; mức phạt 20-30 áp dụng đối với hành vi không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng chế độ thù lao đối với trọng tài.

Dự thảo Nghị định cũng quy định 4 mức phạt phổ biến đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực thể thao. Trong đó mức 5-10 triệu đồng áp dụng đối với các hành vi gồm: Không tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao cho các tổ chức, cá nhân liên quan trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình; Lạm dụng quyền hoặc dùng ảnh hưởng của mình để ngăn cắm tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thể thao; cố ý cản trở hoạt động thể thao của tổ chức cá nhân.

Mức phạt 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng áp dụng đối với các hoạt động vi phạm thuần phong, mỹ tục, đạo đức, bản sắc văn hoá; Mức 40-50 triệu đồng áp dụng đối với hành vi lợi dụng hoạt động thể dục thể thao xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác, gây hại đến sức khoẻ, tính mạng danh dự con người…

H.Anh

Tin liên quan