Fica
  1. Thời sự

"Ôm" tiền 5 tháng, 37 địa phương vẫn chưa giải ngân được vốn đầu tư công

Nguyễn Tuyền
Nguyễn Tuyền

Mặc dù đã qua 5 tháng, nhưng theo Bộ Tài chính đến nay có 37 địa phương vẫn chưa thể giải ngân được một đồng nào vốn đầu tư công.

Sáng 14/6, tại trụ sở Bộ Tài chính, Bộ Tài chính đã tổ chứchội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trên cả nước về tình hình giải ngân nguồn vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của Chính phủ 5 tháng đầu năm 2021.

Tại hội nghị, ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính): Tổng kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ODA, vay ưu đãi nước ngoài được giao đầu năm 2021 của các địa phương là 63.700 tỷ đồng, trong đó vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương là 34.900 tỷ đồng và vốn cho các địa phương vay lại là gần 28.800 tỷ đồng.

Hiện có 37 địa phương không giải ngân được bất kỳ đồng vốn đầu tư công nào,

con số đáng báo động

Cụ thể, tính đến tháng 5 năm 2021 tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công bằng vốn nước ngoài thuộc khối địa phương mới bằng 1,73% dự toán, trong đó vốn bổ sung có mục tiêu của NSTW giải ngân bằng 1,77% kế hoạch vốn được giao đầu năm và vốn cho các địa phương vay lại giải ngân bằng 1,68% kế hoạch vốn được giao đầu năm. Đáng chú ý, trong 63 tỉnh, thành phố thì có đến 37 tỉnh, thành phố chưa giải ngân vốn.

Về tỉ lệ giải ngân, nếu tính riêng kế hoạch vốn được giao năm 2021 thì tỉ lệ giải ngân nêu trên là rất thấp, thấp hơn hẳn tỉ lệ giải ngân 05 tháng đầu năm 2020 (vốn ngân sách trung ưowng bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương là 7,19%). 

Nếu tính đến số vốn được giải ngân theo kế hoạch vốn 2020 được kéo dài, chuyển nguồn trong 05 tháng đầu năm 2021 thì tỉ lệ giải ngân này cũng vẫn thấp so với cùng kỳ năm 2020.

Tại Hội nghị, đại diện UBND TP. Hà Nội, các tỉnh Hà Giang, Thái Nguyên và nhiều tỉnh, thành phố cho biết, tác động của đại dịch Covid-19 đối với các dự án sử dụng vốn nước ngoài đã làm chậm tiến độ giải ngân của các địa phương bởi nhiều hoạt động sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi đều gắn với yếu tố nước ngoài từ khâu nhập máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu, tư vấn giám sát…
 
Bên cạnh, nhiều địa phương vẫn còn gặp các vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng; chậm phê duyệt chủ tương đầu tư; các khó khăn trong việc xử lý quy định nhà tài trợ do những khác biệt với quy định của Chính phủ; thủ tục điều chỉnh dự án ODA thường kéo dài tới hàng năm nên ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ giải ngân; ban quản lý dự án còn yếu kém, chưa nhiều kinh nghiệm…

An Linh

Tin liên quan