Fica
  1. Thời sự

Nhiều nước mong nhập nguyên liệu, dược liệu giá trị cao của Việt Nam

Nguyễn Tuyền
Nguyễn Tuyền

Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) vừa tổ chức hội nghị giao thương trực tuyến quốc tế ngành nguyên liệu thực phẩm, dược phẩm tự nhiên Việt Nam 2020.

Theo ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, hiện nguyên liệu, dược liệu tự nhiên Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển đổi ấn tượng, đưa Việt Nam trở thành nguồn cung nguyên liệu và dược phẩm tự nhiên cho thị trường thế giới.

Những năm qua, thông qua đa dạng xúc tiến thương mại và hỗ trợ kỹ thuật, các đối tác nhập khẩu lớn thế giới, nhà phân phối buôn bán bán buôn bán lẻ, người dân nhiều khu vực trên thế giới đã có cái nhìn khác đối với quá trình hiện đại hoá, đổi mới của ngành nguyên liệu tự nhiên Việt Nam.

Dược liệu Việt được kỳ vọng xuất ngoại thần tốc

Vì vậy, các doanh nghiệp chế biến trong ngành cũng đáp ứng các yêu cầu khắt khe của đối tác nước ngoài, cung ứng sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chất lượng tốt và an toàn cho nhiều nhà nhập khẩu hàng đầu trên thế giới.

Theo đại diện của Bộ Công Thương, với việc kiểm soát tốt dịch Covid-19, Việt Nam duy trì hoạt động sản xuất cung ứng an toàn và ổn định cho thị trường trong nước và quốc tế.

Ông Phú cho biết, Việt Nam trở thành nơi có nguồn cung chất lượng đáp ứng thị trường quốc tế. Đây là dịp tốt để quảng bá các loại trà, quế hồi, thảo dược từ hoa cúc với doanh nghiệp nước ngoài.

Theo ông Michael DC Choi, Trưởng Bộ phận tư vấn thị trường Hàn Quốc (Korea Desk), Việt Nam hiện là nước xuất khẩu tiêu lớn thứ 2  thế giới, 95% tiêu Việt Nam là dành cho xuất khẩu nhưng vẫn chủ yếu dưới dạng thô.

Ngày nay, giới trẻ tại Hàn Quốc ngày càng thích món ăn Việt Nam ở các nhà hàng, quán hàng rong. Đây là cơ hội giới thiệu nguyên liệu để tạo món ăn, chuyển giao cách thức để chế biến món phở từ gạo.

Theo ông Choi, Việt Nam có nguồn nguyên liệu chất lượng tốt và doanh nghiệp Hàn Quốc sẵn lòng hỗ trợ Việt Nam để gia tăng giá trị sản phẩm, hy vọng có nhiều doanh nghiệp chuyên nghiệp sản xuất chế biến sâu, tăng chất lượng sản phẩm này.

Doanh nghiệp và người tiêu dùng Hàn Quốc, Ấn Độ mong muốn nhập

nhiều dược liệu, thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam

Được biết, các doanh nghiệp Hàn Quốc đang tìm kiếm đối tác nhà cung ứng sản phẩm nguyên vật liệu đáng tin cậy để giúp Việt Nam mở rộng thị trường. Tôi hy vọng Việt Nam không chỉ cung cấp nguyên liệu thô mà tiến tới chế biến tinh hơn, chất lượng hơn để tăng giá trị gia tăng.

ông A.K. Saxena, Chủ tịch Phòng thương mại và Công nghiệp nhà nhập khẩu Ấn Độ (IICCI) cho hay, Ấn Độ có nhu cầu lớn nguyên liệu thảo dược hữu cơ để tiêu thụ và chế biến xuất khẩu. Tại Việt Nam, có một số nhà sản xuất đã đạt được một số số tiêu chuẩn và đạt chứng nhận quốc tế.

"Tôi đã đến Việt Nam 1985 thăm một nhà máy sản xuất TP.HCM, từ đó đến nay ngành nguyên liệu, dược liệu của Việt Nam phát triển rất nhanh. Tôi đánh giá cao một số sản phẩm Việt Nam khi khá nhiều sản phẩm đạt chứng nhận quốc tế, trong đó điển hình như tiêu, chè sản xuất hữu đã xuất được sang các thị trường khó tính", ông Saxena nói.

Ông Phạm Văn Lương, Giám đốc HELVETAS Việt Nam cho biết, bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế, để nối dài cánh tay xuất khẩu cho các doanh nghiệp, dự án BioTrade Việt Nam do Liên minh Châu tài trợ và HELVETAS Việt Nam tài trợ thực hiện đã phối hợp cùng Cục Xúc tiến thương mại mở đầu chuỗi hoạt động hợp tác triển khai tổ chức Hội nghị giao thương quốc tế, B2B match-making - thương thảo 1:1 theo hình thức trực tuyến cho các doanh nghiệp Việt Nam.

HELVETAS là tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, có trụ sở tại Thuỵ Sỹ, đã hoạt động ở Việt Nam kể từ năm 1994 trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và phát triển nông thôn. Hiện nay, các chương trình của HELVETAS Việt Nam tập trung vào quản lý, lập kế hoạch tại địa phương, cải cách hành chính công.

Dự án BioTrade Việt Nam do Liên minh Châu tài trợ tập trung vào phát triển thương mại công bằng - bền vững, đảm bảo sự cân bằng giữa lợi ích kinh tế, môi trường sinh thái và giá trị xã hội.

An Linh