Fica
  1. Thời sự

Người Việt chuộng sắt thép phế liệu Nhật, mê mẩn hàng thành phẩm Trung Quốc

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Trong thời gian dài, Việt Nam trở thành điểm tập kết cho sắt thép phế liệu từ Nhật Bản. Trong khi đó, các loại sắt thép thành phẩm, hoàn chỉnh lại nhập chủ yếu từ Trung Quốc.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 8 tháng đầu năm, cả nước nhập gần 3,5 triệu tấn sắt thép phế liệu, trong đó thị trường Nhật chiếm 30% lượng nhập.

Đáng chú ý, lượng sắt thép nhập khẩu hiện nay so với cùng kỳ năm trước tăng mạnh 21% về lượng và giá nhập tăng đột biến lên 50%.


Phế liệu sắt thép từ Nhật Bản tiếp tục đổ dồn về Việt Nam, bất chấp bị kiểm soát gắt gao.

Phế liệu sắt thép từ Nhật Bản tiếp tục đổ dồn về Việt Nam, bất chấp bị kiểm soát gắt gao.

Giá trị kim ngạch nhập khẩu mặt hàng phế liệu sắt thép về Việt Nam đạt 1,2 tỷ USD, tương đương mỗi tháng chúng ta phải chi 150 triệu USD (hơn 3.400 tỷ đồng), mỗi ngày chi hơn 115 tỷ đồng để nhập mặt hàng này về nước cho các nhà máy luyện gang thép.

Trung bình, giá sắt thép phế liệu nhập về Việt Nam vào khoảng 8 triệu đồng/tấn, trong khi giá nhập từ Nhật là 8,5 triệu đồng/tấn.

Với lượng nhập gia tăng, ước tính, mỗi ngày có trên 14.500 tấn sắt thép được nhập khẩu về nước. Hiện, sắt thép từ Nhật Bản chủ yếu về Việt Nam là sắt thép công trình xây dựng, sắt thép dân dụng, đồ gia dụng và một số loại sắt thép cầu đường, máy móc, thiết bị...

Về mặt hàng nhập khẩu khác là sắt thép thành phẩm, theo số liệu của hải quan, 8 tháng đầu năm cả nước nhập 9,3 triệu tấn sắt thép, giá trị kim ngạch hơn 6,7 tỷ USD. Giá sắt thép nhập bình quân về Việt Nam đạt 16,5 triệu đồng/tấn.

Đáng chú ý, lượng sắt thép thành phẩm nhập từ Trung Quốc hiện chiếm đa số ở Việt Nam. 8 tháng qua, Việt Nam đã nhập hơn 4,3 triệu tấn, chiếm hơn 46% tổng lượng sắt thép nhập về Việt Nam. Kim ngạch hơn 3,1 tỷ USD. Giá sắt thép thành phẩm từ Trung Quốc đắt hơn bình quân khoảng 500.000 đồng/tấn.

An Linh