Trước đây, phân bón cả sản xuất trong nước và nhập khẩu vẫn không phải đối tượng chịu thuế, điều này có lợi cho người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp sẽ không đượ khấu trừ để tạo tài sản cố định, điều này khiến chi phí sản xuất phân bón tăng cao.
Bộ Tài chính đề xuất phân bón vào đối tượng chịu thuế VAT 5% |
Trong thời gian qua Bộ Tài chính nhận được kiến nghị của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội phân bón, các doanh nghiệp sản xuất phân bón cho rằng quy định trên khiến các doanh nghiệp sản xuất phân bón gặp khó khăn do không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả hoạt động đầu tư, mua sắm tài sản cố định) phục vụ cho hoạt động sản xuất phân bón mà phải tính vào chi phí sản phẩm, khiến giá thành tăng và lợi nhuận giảm; bất lợi trong cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu cùng loại.
Để hỗ trợ ngành sản xuất phân bón trong nước vượt qua khó khăn hiện nay, góp phần tăng sức cạnh tranh của mặt hàng phân bón, cần thiết phải ban hành Nghị quyết của Quốc hội về chính sách thuế GTGT để hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp sản xuất phân bón.
Áp dụng mức thuế GTGT 5%.
Theo khoản 3a Điều 5 Luật thuế GTGT hiện hành thì “phân bón; máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; tàu đánh bắt xa bờ” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Thực hiện quy định trên, các doanh nghiệp sản xuất phân bón gặp khó khăn do không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả hoạt động đầu tư, mua sắm tài sản cố định) phục vụ cho hoạt động sản xuất phân bón mà phải tính vào chi phí sản phẩm, khiến giá thành tăng và lợi nhuận giảm, bất lợi trong cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu cùng loại.
Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và tránh vướng mắc trong thực hiện, Bộ Tài chính kiến nghị: Chuyển mặt hàng phân bón từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất 5%. Nội dung sửa đổi được thể hiện tại Điều 2 dự thảo Nghị quyết.
An Linh