Fica
  1. Thời sự

Hàng loạt quầy, sạp tại chợ Bến Thành vẫn “cửa đóng, then cài” vì ế khách

Bài lấy lại
Bài lấy lại

“Hàng loạt” tiểu thương tại chợ Bến Thành (quận 1, TPHCM) vẫn chưa mở quầy, sạp để kinh doanh trở lại vì vắng khách du lịch. Một số tiểu thương đã treo biển cho thuê, sang nhượng lại quầy, sạp.

Hàng loạt quầy, sạp tại chợ Bến Thành vẫn “cửa đóng, then cài”

Theo ghi nhận của Dân trí, nhiều sạp kinh doanh tại chợ Bến Thành vẫn “cửa đóng then cài”. Các sạp chưa kinh doanh trở lại chủ yếu đến từ các ngành hàng như: đồ lưu niệm, túi xách, hàng mỹ nghệ, bánh kẹo, trà, cà phê…

Nhiều quầy kinh doanh dịch vụ ăn uống như bún, phở, cơm tấm… cũng chưa mở cửa trở lại. Một số quầy, sạp cũng treo biển cho thuê hoặc sang nhượng lại điểm kinh doanh.

Hàng loạt quầy, sạp tại chợ Bến Thành vẫn “cửa đóng, then cài” vì ế khách - 1

Hàng loạt quầy, sạp tại chợ Bến Thành, TPHCM vẫn đóng cửa. Ảnh: Đại Việt.

Chị Phương, một tiểu thương kinh doanh túi xách tại chợ Bến Thành cho biết, chị đang cho thuê lại sạp của mình với giá 60 triệu đồng/tháng. Đây là mức giá đã giảm do dịch Covid-19. Sạp của chị có thể kinh doanh túi xách, quần áo, vải.

“Bình thường, tôi cho thuê 70 triệu đồng/tháng. Nhưng dịch bệnh nên giá giảm xuống thêm 10 triệu đồng/tháng. Khách thuê thì cọc 3 tháng, làm hợp đồng từ 2 – 4 năm”, chị Phương nói.

Chị Quý, một tiểu thương kinh doanh quần áo chia sẻ, chị đang cho thuê lại sạp của mình với giá 35 triệu đồng/tháng. Người thuê cần đặt cọc 3 tháng.

“Nếu người thuê thiện chí thì tôi có thể giảm 3 triệu đồng/tháng. Thời gian thuê tối đa là 3 năm. Hết hợp đồng thì ký tiếp”, chị Quý nói.

Theo nhiều tiểu thương tại chợ Bến Thành, đây là khu chợ chủ yếu bán cho khách du lịch quốc tế và nội địa. Tuy nhiên, dịch Covid-19 kéo dài khiến khách du lịch đến chợ giảm mạnh. Chính vì vậy, tiểu thương buôn bán rất khó khăn. Nhiều người đã đóng quầy, sạp vì doanh thu sụt giảm.

Một số ít tiểu thương đã mở cửa kinh doanh bình thường. Thế nhưng, tình hình cũng không mấy khả quan. Theo ghi nhận của PV Dân trí vào sáng 4/5, lượng khách ghé vào chợ rất thưa thớt. Người bán đông hơn người mua.

Công tác phòng chống dịch bệnh của chợ Bến Thành cũng được triển khai rất nghiêm ngặt. Các cửa ra vào chợ đều có bảo vệ đo thân nhiệt cho người dân.

Theo Cục Thống kê TPHCM, doanh thu từ ngành du lịch của thành phố đang giảm mạnh.

Cụ thể, doanh thu từ dịch vụ lưu trú trong tháng 4/2020 ước đạt 2.121 tỷ đồng, giảm 44,5% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu từ dịch vụ du lịch, lữ hành cũng tổn thất nặng nề vì dịch bệnh, ước đạt 4.175 tỷ đồng, giảm 58,3% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo Cục Thống kê TPHCM, hoạt động lữ hành dự báo sẽ còn khó khăn do dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, tác động mạnh đến lượng khách quốc tế đến Việt Nam.

Trong khi đó, du lịch nội địa dự báo sẽ có chuyển biến tích cực bắt đầu vào quý III. Tuy nhiên yếu tố tâm lý, chi phí là những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu của người dân.

Còn theo số liệu của Tổng cục Thống kê vừa công bố, lượng khách quốc tế đến nước ta trong tháng 4 chỉ đạt 26.200 lượt người, giảm 94,2% so với tháng trước và giảm 98,2% so với cùng kỳ năm trước do Việt Nam tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam trong khoảng 30 ngày từ 0 giờ ngày 18/3 để phòng dịch Covid-19.

Tính chung 4 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 3,7 triệu lượt người, giảm 37,8% so với cùng kỳ.

Trong đó, khách đến từ châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia... đạt 2,69 triệu lượt người, chiếm 72,7% tổng số khách quốc tế nhưng lại giảm mạnh 40,3% so với cùng kỳ, chỉ có khách đến từ Campuchia, Lào là tăng.

Khách đến từ châu Âu, châu Mỹ đều giảm, trong đó giảm mạnh nhất là các thị trường Anh, Pháp, Đức, Mỹ…

Việc khách du lịch giảm mạnh đã khiến các điểm đến như chợ Bến Thành rơi vào cảnh kinh doanh “ảm đạm”. Sau đây là một số hình ảnh PV Dân trí ghi lại vào ngày 4/5.

Hàng loạt quầy, sạp tại chợ Bến Thành vẫn “cửa đóng, then cài” vì ế khách - 2

Chợ Bến Thành (quận 1) là một trong những điểm đến hàng đầu của du khách khi đến TPHCM. Ảnh: Đại Việt

Hàng loạt quầy, sạp tại chợ Bến Thành vẫn “cửa đóng, then cài” vì ế khách - 3

Tuy nhiên, khu chợ này hiện đang rất vắng vẻ du khách. Ảnh: Đại Việt.

Hàng loạt quầy, sạp tại chợ Bến Thành vẫn “cửa đóng, then cài” vì ế khách - 4

Hàng loạt quầy, sạp trong chợ đã đóng cửa. Ảnh: Đại Việt

Hàng loạt quầy, sạp tại chợ Bến Thành vẫn “cửa đóng, then cài” vì ế khách - 5

Việc tạm ngừng kinh doanh của tiểu thương chủ yếu là do lượng khách đến chợ thưa thớt. Ảnh: Đại Việt

Hàng loạt quầy, sạp tại chợ Bến Thành vẫn “cửa đóng, then cài” vì ế khách - 6

Hàng loạt quầy, sạp tại chợ Bến Thành vẫn “cửa đóng, then cài” vì ế khách - 7

Bên cạnh những quầy, sạp đóng cửa thì vẫn có những tiểu thương mở cửa kinh doanh trở lại. Ảnh: Đại Việt

Hàng loạt quầy, sạp tại chợ Bến Thành vẫn “cửa đóng, then cài” vì ế khách - 8

Đây là khung cảnh hiếm gặp tại chợ Bến Thành trong suốt hàng chục năm qua. Ảnh: Đại Việt

Hàng loạt quầy, sạp tại chợ Bến Thành vẫn “cửa đóng, then cài” vì ế khách - 9

Hàng loạt quầy, sạp tại chợ Bến Thành vẫn “cửa đóng, then cài” vì ế khách - 10

Hàng loạt quầy, sạp tại chợ Bến Thành vẫn “cửa đóng, then cài” vì ế khách - 11

Hàng loạt quầy, sạp tại chợ Bến Thành vẫn “cửa đóng, then cài” vì ế khách - 12

Hàng loạt quầy, sạp tại chợ Bến Thành vẫn “cửa đóng, then cài” vì ế khách - 13

Các quầy hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống tại chợ Bến Thành luôn "hút khách" nhưng nay lại vô cùng vắng vẻ. Ảnh: Đại Việt

Hàng loạt quầy, sạp tại chợ Bến Thành vẫn “cửa đóng, then cài” vì ế khách - 14

Một số tiểu thương đã treo biển cho thuê hoặc sang nhượng lại quầy kinh doanh. Ảnh: Đại Việt

Hàng loạt quầy, sạp tại chợ Bến Thành vẫn “cửa đóng, then cài” vì ế khách - 15

Hàng loạt quầy, sạp tại chợ Bến Thành vẫn “cửa đóng, then cài” vì ế khách - 16

Hàng loạt quầy, sạp tại chợ Bến Thành vẫn “cửa đóng, then cài” vì ế khách - 17

Một số tiểu thương kinh doanh vải, chăn, ga, gối... đã mở cửa nhưng doanh thu "bèo bọt" vì không có khách. Ảnh: Đại Việt

Hàng loạt quầy, sạp tại chợ Bến Thành vẫn “cửa đóng, then cài” vì ế khách - 18

Theo Cục Thống kê TPHCM, ngành du lịch của thành phố sẽ khởi sắc trở lại từ quý 3/2020. Khi đó, lượng khách du lịch nội địa đến thành phố sẽ gia tăng. Ảnh: Đại Việt

Đại Việt

Tin liên quan