Fica
  1. Thời sự

EVFTA có hiệu lực: Thách thức ẩn sau cơ hội với nông sản Việt

Mai Chi
Mai Chi

Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội mới, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề thách thức.

Có những yêu cầu nhất định trong xuất khẩu gạo sang EU

Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố và nêu rõ phương thức quản lý về hạn ngạch nhập khẩu đối với một số sản phẩm nông nghiệp và gạo của Việt Nam, theo thỏa thuận của Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).

EVFTA dự kiến sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8 và theo thỏa thuận này, nông sản, đặc biệt là gạo Việt Nam, sẽ được miễn thuế nhập khẩu vào EU. Tuy nhiên, các mặt hàng này có hạn ngạch nhập khẩu hàng năm.

Thông báo của EC cho biết hạn ngạch nhập khẩu vào EU đối với một số nông sản Việt Nam được áp dụng bắt đầu từ ngày 1/8 như sau: trứng gia cầm từ ngày 1/8 đến 31/12 là 208 tấn và hạn ngạch mỗi năm là 500 tấn; tỏi (167 tấn, 400 tấn); ngô (2.083 tấn, 5.000 tấn); bột sắn (12.500 tấn, 30.000 tấn); cá ngừ (4.792 tấn, 11.500 tấn); surimi (208 tấn, 500 tấn); đường (8.333 tấn, 20.000 tấn); đường đặc biệt (167 tấn, 400 tấn); nấm (146 tấn, 350 tấn)...

Riêng với gạo, EC đưa ra một quy định riêng và với hạn mức hàng năm là 80.000 tấn, trong đó có 20.000 tấn gạo chưa xay xát, 30.000 tấn gạo xay xát và 30.000 tấn gạo thơm.

Để đảm bảo việc tiêu thụ và tránh bị dồn ứ mặt hàng gạo trên thị trường, EC cũng đã đưa ra hạn ngạch nhập khẩu cụ thể cho từng loại gạo đối với từng giai đoạn trong năm.

Theo cam kết trong EVFTA, nhiều mặt hàng nông sản, đặc biệt là gạo sẽ được miễn thuế nhập khẩu vào EU nhưng phải chịu hạn ngạch xuất khẩu hàng năm.

Như vậy, BVSC đánh giá, Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội mới, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề thách thức.

Mai Chi