Fica
  1. Thời sự

Độc giả Dân trí nói gì trước lý giải của Bộ Tài chính về thu phí khí thải

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Nhiều độc giả Dân trí bày tỏ sự chưa hài lòng với những lý giải của Bộ Tài chính liên quan tới đề xuất thu phí bảo vệ môi trường với khí thải.

Độc giả Dân trí nói gì trước lý giải của Bộ Tài chính về thu phí khí thải - Ảnh 1.

Mặc dù xuất phát từ đề xuất của cử tri nhưng đề xuất thu phí khí thải đang vấp phải khá nhiều ý kiến trái chiều từ chính người dân.

Như Dân trí đưa tin, trong thông cáo phát đi chiều 21/12, Bộ Tài chính cho biết đề xuất thu phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với khí thải ngày 26/11/2018 của Bộ Tài chính xuất phát từ kiến nghị của cử tri tỉnh Lào Cai và đề nghị của UBND thành phố Hà Nội.

Cơ quan điều hành cũng cho hay, đây mới chỉ là một bước đề nghị nghiên cứu, xây dựng phương án thu phí BVMT đối với khí thải, để thực hiện kiến nghị của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, đồng thời, phù hợp với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật phí và lệ phí, Luật BVMT.

Bình luận về thông tin Bộ Tài chính đưa ra, nhiều độc giả Dân trí bày tỏ sự chưa hài lòng với những lý giải này.

Độc giả Tam Tran đặt câu hỏi: “Cử tri gồm những ai? Có văn bản có chữ ký không? Hay cử tri truyền miệng?”. Trong khi đó, độc giả Nguyen Ngoc Ho lại bức xúc bình luận: “Lại là nguyện vọng cử tri, hài quá”.

Độc giả Lê Đán thậm chí còn đề nghị Bộ Tài Chính "nói rõ có bao nhiêu cử tri đã đề xuất thu cái phí này? Và cử tri đó ở khu vực nào? Tỉnh nào? Và đoàn đại biểu nào tiếp thu ý kiến này của những cử chi đó?”.

Có ý kiến độc giả cho rằng, Lào Cai chỉ là một tỉnh nhỏ với phương tiện giao thông còn hạn chế mà đề xuất đưa ra đã ngay lập tức được cơ quan quản lý tiếp thu. Trong khi đó, nhiều kiến nghị khác của cử tri lại không được “khẩn trương” giải quyết như vậy.

"Đề xuất thu của một tỉnh lẻ mà ban hành thăm dò nhanh thế ạ, tỉnh này đề xuất chi xây một cây cầu vượt sông suối cho dân liệu có tiến hành các bước nhanh như vậy không?”, độc giả Tiêu Ốc hài hước bình luận.

Trần Việt Cường thì lo lắng: "Không thể hiểu được, nếu điều này thành hiện thực thì 1 lít xăng sẽ gánh bao nhiêu thuế đây".

Đinh Công Đức cũng bày tỏ: "Theo ý kiến cá nhân của tôi lý do thêm thuế này là không được hợp lý. Nếu nhà nước hoàn thiện phương tiện giao thông công cộng nhanh và hợp lý thì tự động xe cơ giới cá nhân sẽ giảm, hiện tượng ùn tắc cũng sẽ giảm chứ tăng thêm thuế giảm bớt mua ô tô nhưng cũng kìm hãm sự phát triển của kinh tế nhiều".

Một số độc giả cũng đặt câu hỏi về sự khác nhau giữa thuế môi trường thu qua xăng dầu và phí khí thải dự kiến thu trong đề xuất của Bộ Tài chính.

Độc giả Thành Trung cho rằng, cần xem lại có trùng lặp phí bảo vệ môi trường bên xăng dầu hay không bởi khí thải xe cơ giới cũng từ xăng, dầu gây ra.

Độc giả Nguyendong thẳng thắn: "Thế các ông phải thu phí khí thải của các ống khói công nghiệp và phát thải nhà kính nữa. Không hiểu được khi dân đã đóng phí bảo vệ môi trường trên mỗi lít xăng dầu rồi. Giờ sử dụng nó cũng mất phí. Thật vô lý!"

Độc giả Tran Huu Truyen viết: "Xăng dầu cũng đã đánh phí bảo vệ môi trường. Nếu tiếp tục đánh thuế trên đầu phương tiện cũng tên gọi đó có vẻ hơi hài hước... Theo tôi nên đổi tên một chút để khỏi đụng hàng, nên gọi là phí "Môi trường bảo vệ".

Giống như thường lệ, độc giả cũng đặt nhiều câu hỏi tới hiệu quả của các khoản thuế phí thu về ngân sách.

Theo độc giả Nguyễn Quang: "Đóng phí mà ô nhiễm nặng hơn thì nhà nước tính sao. Và cơ quan nào giám sát việc sử dụng quỹ đó, nếu không sẽ lấy tiền từ thu phí bảo vệ môi trường đi mua xe công hay xây trụ sở. Cái đó mới đáng nói".

Còn theo độc giả Tu Ngoc: "Càng nghĩ ra nhiều khoản thu của dân là càng thấy rõ sự yếu kém về quản lý tài chính, ngân sách của chính phủ. Vậy nên chăng đặt câu hỏi về nạn tham nhũng có giảm hay không?"

Nguyễn Quang viết: "Đóng phí mà ô nhiễm nặng hơn thì nhà nước tính sao. Và cơ quan nào giám sát việc sử dụng quỹ đó, nếu không sẽ lấy tiền từ thu phí bảo vệ môi trường đi mua xe công hay xây trụ sở. Cái đó mới đáng nói".

Phương Dung