Cụ thể, theo báo cáo có 28 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài với tổng số vốn 145,3 triệu USD, giảm 29,6% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, có 11 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm 424,8 triệu USD, gấp 9,1 lần so với cùng kỳ năm trước.
Các doanh nghiệp Việt tăng cường đầu tư ra nước ngoài bất chấp Covid-19 |
Đáng lưu ý, hoạt động đầu tư chủ đạo của các doanh nghiệp Việt chủ yếu là chế biến chế tạo, trong đó lĩnh vực khoa học công nghệ đạt số vốn 270,8 triệu USD, chiếm 47,5% tổng vốn đầu tư.
Ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ôtô, môtô, xe máy và xe có động cơ khác; nông, lâm nghiệp và thủy sản… đứng thứ 2 trong danh mục đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.
Về thị trường, Mỹ là địa bàn đầu tư lý tưởng của doanh nghiệp, nhà đầu tư Việt Nam, nước này dẫn đầu trong 18 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận vốn từ Việt Nam với 302,8 triệu USD, chiếm 53,1% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của các DN Việt Nam.
Các thị trường khác là Campuchia, Lào, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan…
Đầu tư ra nước ngoài đang là xu hướng của các tập đoàn hàng đầu rong nước và các doanh nghiệp Nhà nước nắm vốn chủ đạo.
Cụ thể như Vingroup góp "công lớn" trong những tháng đầu năm nay nhờ vốn đầu tư sang Mỹ, Singapore, Đức, Pháp, Hà Lan, Canada...
Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, một số ngân hàng của Việt Nam nhưu Vietcombank, Vietinbank, BIDV cũng tăng vốn đầu tưu sang các thị trường như Lào, Campuchia, Myanmar và Mỹ.
Rồi, tập đoàn Masan đầu tự án khai thác và kinh doanh khoáng sản tại Đức, đây là dự án có quy mô lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên của Việt Nam...
An Linh