Fica
  1. Thời sự

Covid-19 "thổi bay" 2,3 tỷ USD vốn ngoại, vốn đầu tư Trung Quốc giảm 50%

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) suy giảm 2,3 tỷ USD ở Việt Nam trong quý 1/2020 do dịch Covid-19, riêng vốn Trung Quốc suy giảm khoảng 50%, báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài vừa công bố.

Cục đầu tư nước ngoài vừa có báo cáo về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong quý 1/2020. Theo đó, tổng vốn cấp mới, tăng thêm đạt hơn 8,55 tỷ USD, suy giảm 1,5 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Covid-19 thổi bay 2,3 tỷ USD vốn ngoại, vốn đầu tư Trung Quốc giảm 50% - 1

Vốn FDI vào Việt Nam suy giảm mạnh trong quý 1 năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19

Tổng lượng vốn giải ngân tính đến hết ngày 20/3 đạt hơn 3,85 tỷ USD, số giải ngân suy giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước khoảng 270 triệu USD.

Vốn đăng ký cấp mới đạt hơn 5,5 tỷ USD, vốn tăng thêm đạt hơn 1 tỷ USD và vốn góp mua cổ phần đạt gần 2 tỷ USD.

Giữa lúc đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại Trung Quốc rồi lan sang các nước khác, các nhà đầu tư Trung Quốc đổ hơn 500 triệu USD vào Việt Nam. Vốn Trung Quốc vào Việt Nam quý 1/2020 suy giảm 50% so với cùng kỳ năm trước.

Ba dự án lớn lớn nhất của các nhà đầu tư Trung Quốc đều tập trung vào sản xuất săm lốp, thiết bị điện tử, quang học.

Cụ thể, dự án của nhà đầu tư Trung Quốc đại lục và Đài Loan có dự án nhà máy sản xuất lốp xe Radian Jinyu (Việt Nam) do nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư tại Tây Ninh. Dự án này có tổng vốn đầu tư 300 triệu USD với mục tiêu sản xuất lốp xe toàn thép TBR.

Dự án chế tạo lốp xe Radian (Trung Quốc) tại Tây Ninh. Dự án này được điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 138 triệu USD.

Dự án thứ 5 là dự án sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị ngoại vi và thiết bị quang học (Đài Loan - Trung Quốc) tại Hải Phòng. Dự án này cũng được điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 68 triệu USD.

Đầu năm 2020, đại dự án lớn nhất đầu tư vào Việt Nam là dự án của nhà đầu tư Singapore tại Dự án nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) Bạc Liêu. Số vốn dự án này lên đến 4 tỷ USD.

Lượng vốn đầu tư trực tiếp quý I/2020 cũng có sự suy giảm so với quý 4 năm 2019, con số ước tính khoảng 1,4 tỷ USD.

Theo các chuyên gia kinh tế, hiện tượng suy giảm vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chắc chắn sẽ diễn ra trong quý 2 và có thể là quý 3 nếu dịch Covid-19 tiếp tục có diễn biến phức tạp.

Mặc dù Việt Nam có nhiều cơ hội cho các nhà xuất khẩu khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA) nhiều khả năng được Quốc hội phê chuẩn trong nửa đầu năm 2020, nhưng với diễn biến khó lường của dịch bệnh trên phạm vi toàn cầu, dự báo rất nhiều ngành nghề sẽ ảnh hưởng, nhu cầu đầu tư vào công nghiệp, công nghệ cao có thể giãn, hoãn.

Theo nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng nghiên cứu mới đây của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), với tác động của Covid-19, nặng nhất là các ngành vận tải, du lịch và sản xuất, chế tạo, công nghệ.

Trong khi đó, các ngành chế biến nông, lâm, thủy sản có thể sẽ có lợi thế, chính vì vậy, nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp, cần có thay đổi về chính sách thu hút vốn đầu tư, xây dựng chiến lược ứng phó để tránh tác động tiêu cực cho nền kinh tế.

An Linh