Fica
  1. Thời sự

Chủ tịch Hội KTS Việt Nam: “Một trận mưa mà TP.HCM ngập tới 80% thì đô thị phát triển không bền vững”

Bài lấy lại
Bài lấy lại

“Cơ bản, TP HCM ngập 80% và TP Vũng Tàu cũng vậy. Điều này chứng tỏ đô thị chúng ta phát triển không bền vững. Một sự kiện thiên nhiên không lớn lắm, không mạnh lắm mà có thể làm tê liệt đô thị của chúng ta”.

Khi đô thị hóa càng mạnh thì TP HCM thoát nước càng kém.

Khi đô thị hóa càng mạnh thì TP HCM thoát nước càng kém.

Đó là nhận định của ông Nguyễn Tấn Vạn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam tại buổi hội thảo Các giải pháp đô thị bền vững được tổ chức vào sáng nay (27/11).

Theo đó, do ảnh hưởng của cơn bão số 9 nên trên địa bàn TPHCM đã có mưa lớn kéo dài nhiều giờ. Mưa kết hợp với triều cường dâng cao đã gây nên cảnh ngập lụt kinh hoàng.

Theo báo cáo của Sở Giao thông vận tải TPHCM, tính đến chiều 25/11, có 39 tuyến đường bị ngập, trong đó ngập sâu nhất là 0,3m tại các đường Hồ Học Lãm (quận Bình Tân), quốc lộ 13. Thậm chí, đến chiều tối cùng ngày, tại đường Huỳnh Tấn Phát, cả đoạn đường ngập sâu hơn nửa mét.

Chứng kiến trực tiếp ảnh hưởng của cơn bão, ông Vạn cho biết, cơ bản, TP HCM ngập 80% và TP Vũng Tàu cũng vậy. Điều này chứng tỏ đô thị chúng ta phát triển không bền vững. Một sự kiện thiên nhiên không lớn lắm, không mạnh lắm mà cũng có thể làm tê liệt đô thị của chúng ta.

Đáng nói, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam nhận định rằng: “Xưa nay chúng ta nói lý thuyết đô thị thông minh là gì rất nhiều nhưng hành động thì rất kém. Đặc biệt là khi đô thị hóa càng mạnh thì TP HCM thoát nước càng kém. Dòng chảy bị cản trở, cả hệ thống đô thị đình trệ làm cho một trận mưa thôi mà không thoát kịp nước, cả thành phố càng ngày càng ngập hơn”.

Hiện tượng này liên tục xảy ra và kỳ lạ rằng, những dự án, chương trình hành động để đô thị phát triển bền vững lại không lành mạnh, không rõ ràng làm đô thị, người dân đều lo lắng, nơm nớp trước sự kiện thiên nhiên bình thường này.

“Tôi hy vọng chúng ta thảo luận và có chương trình hành động thiết thực cùng toàn dân để đô thị không bị ngập, phát triển được thành đô thị bền vững. Không thể để người dân lao động quanh năm mà chỉ vì 1 sự kiện thiên nhiên mà mất tất cả. Đó là vấn đề đặt lên vai của anh em quản lý quy hoạch để giúp người dân”, ông Vạn khẳng định.

Ông Vạn cho rằng không thể để người dân lao động quanh năm mà chỉ vì 1 sự kiện thiên nhiên mà mất tất cả.

Ông Vạn cho rằng không thể để người dân lao động quanh năm mà chỉ vì 1 sự kiện thiên nhiên mà mất tất cả.

Nhưng trái ngược với thực tại này, TP HCM mới đây công bố rằng đang chuyển mình để trở thành một “siêu đô thị”.

Cụ thể, lãnh đạo thành phố đã triển khai đề án xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017- 2020, tầm nhìn đến 2025. Trong đó điểm nhấn chính là xây dựng Khu đô thị sáng tạo tại quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức trên nền tảng phát triển kinh tế số và kinh tế tri thức.

“Để xây dựng thành công Khu đô thị sáng tạo, thành phố cần có sự gắn kết, tương tác giữa "tứ giác" của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đó là nhà nước - nhà doanh nghiệp - nhà khoa học và nhà đầu tư tài chính”, ông Nguyễn Thành Phong nói.

Thế nhưng, như ông Vạn chia sẻ, ngay đến một trận mưa bão bình thường mà đã khiến TP HCM ngập đến nửa mét, cả thành phố đình trệ, quy hoạch để chống ngập lụt mãi không thực hiện được khiến người dân luôn nơm nớp lo sợ thì đến bao giờ TP HCM mới có thể tự tin trên con đường phía trước và thực hiện thành công các mục tiêu của mình, nhanh chóng trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, tài chính, khoa học công nghệ của khu vực và có một vị trí xứng đáng trên bản đồ các thành phố thông minh, sáng tạo của thế giới như mục tiêu của “siêu đô thị”?

Hồng Vân