Theo Phó Thủ tướng ngành logistics vào GDP còn rất khiêm tốn, mới 3-4%. Tuy nhiên, chi phí logistics trong chi phí của doanh nghiệp thì rất cao, ngược lại với thế giới.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Diễn đàn |
Bên cạnh đó, logistics Việt Nam hiện nay phụ thuộc rất lớn vào doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp ngành này tại Việt Nam vừa yếu lại chỉ nhận việc trong chuỗi giá trị thấp vận chuyển, thanh toán.
Hạ tầng logistics tại Việt Nam cả phần cứng (đường sá, sân bay, bến cảng) còn yếu và chưa đáp ứng nhu cầu. Hạ tầng mềm như chất lượng dịch vụ, thời gian giao hàng, thanh toán, hạ tầng internet và các nghiệp vụ về giao nhận, thanh toán và giải quyết của cơ quan công quyền lạc hậu, chưa đáp ứng với yêu cầu đề ra.
Phó Thủ tướng cho rằng, sau khi Thủ tướng ban hành quyết định 200 thì ngành này có bứt phá mạnh mẽ, bình quân 3 năm qua đạt 12-14%, báo cáo xếp hạng của WB về logistics trong 160 quốc gia Việt Nam đã tăng 25 bậc đứng ở vị trí thứ 26, xếp thứ ba trong các nước ASEAN.
Tuy nhiên, lãnh đạo Chính phủ thừa nhận Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào thực sự lớn trong lĩnh vực này, làm sao cho đóng góp của ngành này càng tăng lên và chi phí của doanh nghiệp ngày càng giảm xuống?
Chính phủ kỳ vọng vào sự hiến kế, góp ý cho Chính phủ, các địa phương, bộ ngành, cần phải làm gì để không chỉ phát triển thị trường logisytics trong nước mà còn vươn ra quốc tế.
Điều đặc biệt quan trọng hơn đối với phát triển ngành logistics của Việt Nam là phải làm thế nào giữa bối cảnh Chính phủ điện tử, kinh tế số và thương mại điện tử đang trở thành xu thế của thế giới.
An Linh