Theo đó, 30 khoản phí, lệ phí dự kiến được giảm thu sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7 - 31/12, sau khi các quy định về giảm phí, lệ phí của Chính phủ hết hạn vào ngày 30/6, nhằm bảo đảm tính liên tục của chính sách.
Dự kiến, số tiền giảm thu khiến ngân sách hụt thu hơn 1.000 tỷ đồng trong năm 2021, tuy nhiên đây là giải pháp hợp lý trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn ra phức tạp tại nhiều địa phương như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, TPHCM...
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 30 loại phí, lệ phí cho doanh nghiệp |
Trước đó, trong năm 2020, Bộ Tài chính cũng trực tiếp giảm 29 khoản phí, lệ phí chủ yếu là phí sử dụng đường bộ; phí, lệ phí hàng không, xe hơi.
Theo Bộ Tài chính, cuối năm 2020, hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cần thời gian để phục hồi và phát triển, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục rà soát để giảm phí, lệ phí năm 2021.
Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng và ban hành Thông tư số 112/2020/TT-BTC ngày 29/12/2020 quy định kéo dài thời gian giảm 29 khoản phí, lệ phí (đã giảm năm 2020 nêu trên) đến hết ngày 30/6/2021, để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.
Ngoài 29 khoản phí, lệ phí quy định tại Thông tư số 112/2020/TT-BTC, đầu năm 2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 12/2021/TT-BTC ngày 08/02/2021 giảm 50% mức thu phí sử dụng kết cấu hạ tầng; và Thông tư số 18/2021/TT-BTC ngày 11/3/2021 giảm 10% mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự… Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư giảm đến 31 loại phí, lệ phí với mức giảm từ 10 - 70%.
An Linh