Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn thông qua vào tháng 11/2018. Với 11 nước tham gia trong đó có Việt Nam, CPTPP mở ra cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xâm nhập dễ hơn vào các thị trường như Úc, Canada, Nhật hay New Zealand...
Thủ tướng giao Bộ Công Thương chịu trách nhiệm là đầu mối thực hiện CPTPP |
Theo các điều khoản của CPTPP, Việt Nam và các nước cũng cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, trong đó đặc biệt là thị trường ô tô, hàng tiêu dùng, dịch vụ vận tải hàng không và tài chính - ngân hàng.
Việt Nam sẽ thực hiện lộ trình dỡ bỏ thuế nhập khẩu nhiều loại hàng hóa, dịch vụ ngay lập tức hoặc những năm tiếp theo; các dịch vụ tài chính, hàng không sẽ được mở cửa theo cam kết; các thủ tục hành chính, yêu cầu minh bạch thể chế kinh tế cũng sẽ được yêu cầu cụ thể từng giai đoạn. Chính vì vậy, việc thực hiện CPTPP cần được thực hiện bởi một đầu mối và có tính hệ thống.
Trong Quyết định nói trên, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương xây dựng các kịch bản về chính sách cạnh tranh; hợp tác và nâng cao năng lực; nâng cao sức cạnh tranh và thuận lợi hóa hoạt động kinh doanh; quy tắc xuất xứ và các thủ tục chứng nhận xuất xứ; phòng vệ thương mại; nhập cảnh tạm thời cho khách kinh doanh...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm về nội dung các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật..
Bộ Tài chính cũng chủ trì các nội dung liên quan tới thuế, bảo hiểm và chứng khoán... quản lý hải quan và tạo thuận lợi thương mại.
An Linh