Fica
  1. Thời sự

Bất thường: Sân bay bị ngưng kết nối mạng, các hãng bay bị ép tham gia hệ thống thủ tục dùng chung?

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Phía sau sự cố đầu khu vực nhà ga T1 Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng bị mất kết nối mạng ngày 2/1 tại hệ thống làm thủ tục check in và hệ thống boarding (làm thủ tục lên máy bay) đang có câu chuyện gây tranh cãi khác.

Mất kết nối: Ông nói gà, bà nói vịt

Trong thông báo kết luận về sự cố trên ngày 10/1 của CVHK miền Trung, khi xảy ra sự việc trên xảy ra vào lúc 8h30 ngày 2/1, tại nhà ga T1 cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng (HKQT) đã xảy ra cố không kết nối được hệ thống làm thủ tục check in và hệ thống boarding (làm thủ tục lên máy bay).

Bất thường: Sân bay bị ngưng kết nối mạng,  các hãng bay bị ép tham gia hệ thống thủ tục dùng chung? - 1

Đằng sau chuyện mất kết nối mạng ở Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng là một câu chuyện gây tranh cãi 

"Trực ban CVHK miền Trung và trực ban trưởng cảng HKQT Đà Nẵng và các đơn vị liên quan đã có mặt, ghi nhận sự việc, đã phối hợp xử lý khắc phục dứt điểm lúc 11 giờ 30", báo cáo cho hay.

"Tuy nhiên, nhưng sự cố cũng ảnh hưởng đến phục vụ hành khách một số chuyến bay của Vietjet Air và Bamboo", đơn vị này cho biết.

Cũng theo CVHK miền Trung, hiện nay, cơ quan quản lý xác nhận việc cung cấp băng thông sử dụng thực tế của đường truyền dữ liệu kênh thuê riêng ILL của Viettel cấp cho Vietjet và đường truyền của VNPT, Viettel cấp cho Bamboo Airways tại Đà Nẵng ngày 2.1 xác nhận thông suốt.

Đáng chú ý, Cảng HKQT Đà Nẵng cho biết, lý do sự cố mạng không phải do cảng ngưng kết nối mạng từ bên ngoài vào hệ thống mạng nghiệp vụ hàng không của hãng như yêu cầu trước đó của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV). Cơ quan này cũng khẳng định: "Hoàn toàn không can thiệp vào hệ thống gây ra sự cố, có thể do lỗi kỹ thuật".

Một điều lạ khác là chính các hãng hàng không vẫn khẳng định, vào thời điểm 2/1, đường truyền vẫn thông suốt.

Sao cứ phải dùng hệ thống chung?

Theo đại diện một hãng hàng không, câu chuyện không rõ ràng trên có thể liên quan đến việc ACV đang "rất muốn" các hãng hàng không phải tham gia hệ thống thủ tục hàng không dùng chung. Theo vị này, cách đó ít ngày, ACV đã có công văn gửi các hãng hàng không như Bamboo Airways, Vietjet Air đề nghị các hãng này: Nhanh chóng triển khai kết nối hệ thống thủ tục hàng không vào hệ thống thủ tục hàng không dùng chung tại nhà ga quốc nội sân bay Đà Nẵng trước 1.1.2020.

"Sau thời điểm trên, cảng HKQT Đà Nẵng sẽ ngưng các kết nối mạng từ ngoài vào hệ thống mạng nghiệp vụ hàng không dùng chung và sẽ không chịu trách nhiệm nếu quá trình này ảnh hưởng đến công tác phục vụ hành khách của quý hãng”, công văn này nêu rõ.

Theo một văn bản của Cảng HKQT Đà Nẵng, từ 1/1/2019, sẽ khai thác vận hành hệ thống nghiệp vụ hàng không với các trang thiết bị hàng không dùng chung. Cảng vụ sẽ ngưng kết nối mạng từ ngoài vào hệ thống mạng nghiệp vụ hàng không của các hãng không sử dụng hệ thống thủ tục dùng chung và sẽ "không chịu trách nhiệm nếu quá trình này làm ảnh hưởng đến công tác phục vụ của các hãng".

Trên thực tế, lo lắng về việc này ảnh hưởng đến hoạt động khai thác, làm thủ tục cho các chuyến bay, một số hãng hàng không đã có công văn gửi Cảng HKQT Đà Nẵng liên quan đến yêu cầu của ACV, đề nghị được cảng hỗ trợ tiếp tục khai thác hệ thống làm thủ tục chuyến bay theo phương thức hiện tại. Ví dụ như Bamboo Airways, hãng này cho biết chưa kết nối được thủ tục hàng không iFly DCS trên nền tảng dùng chung CUTE của cảng HKQT Đà Nẵng, một phần do mức phí dự kiến áp dụng quá cao.

Hiện nay, giá dịch vụ CUTE phục vụ chuyến bay nội địa ACV thu hiện tại là 6.500 đồng/hành khách (chưa bao gồm thuế VAT). Mức phí này cao hơn hẳn chi phí mà các hãng tự sử dụng hệ thống đường truyền riêng. Thậm chí còn cao hơn mức trung bình các sân bay quốc tế (khoảng trên 3.000 đồng/hành khách).

Như vậy, vấn đề chính ở đây là, trong khi các hãng hàng không đều muốn tiếp tục khai thác hệ thống làm thủ tục chuyến bay theo phương thức đang áp dụng để được áp dụng mức chi phí hợp lý thì ACV lại muốn thay đổi, ép các hãng bay phải dùng mạng chung, nhưng chi phí cao hơn. Và đó có thể là lý do chính dẫn đến "sự cố" mà cơ quan quản lý cho là có mà có hãng bay lại cho là "sự cố" không bình thường.

"Hệ thống làm thủ tục chuyến bay hiện vẫn sử dụng tốt, không ảnh hưởng gì xấu đến hoạt động khai thác, làm thủ tục cho các chuyến bay thì chẳng có lý gì cứ phải thay đổi khiến tăng chi phí không cần thiết, gây khó khăn cho doanh nghiệp", đại diện một hãng hàng không trao đổi với Dân trí.

Hà Nguyễn

Tin liên quan