Theo Forbes Việt Nam, năm nay, tổng giá trị thương hiệu của 40 doanh nghiệp hàng đầu đã tăng hơn 30% so với năm 2017, đạt hơn 8,1 tỷ USD.
Danh sách lần này cho thấy nhóm doanh nghiệp hàng tiêu dùng vẫn chiếm tỷ trọng cao, nhưng nhóm tài chính - ngân hàng vẫn giữ vững vị trí số 2 với 8/40 thương hiệu lọt vào danh sách. Đứng đầu nhóm ngân hàng năm nay vẫn là 3 ngân hàng quốc doanh Vietcombank, Vietinbank và BIDV, với thứ tự lần lượt là 9, 11 và 12. Ngoài ra, trong bảng xếp hạng năm nay xuất hiện 3 thương hiệu lớn, lần đầu được Forbes xếp hạng là VNPT, Vinhomes và Vinaphone.
Bảng xếp hạng 15 công ty có giá trị thương hiệu đắt giá nhất Việt Nam năm 2018:
STT | Công ty | Giá trị thương hiệu (triệu USD) | Ngành nghề hoạt động |
1 | Vinamilk | 2280 | Sữa |
2 | Viettel | 1390 | Viễn thông |
3 | VNPT | 416 | Viễn thông |
4 | Sabeco | 393 | Bia, nước giải khát |
5 | Vinhomes | 384 | Bất động sản |
6 | Vinaphone | 308 | Viễn thông |
7 | Vingroup | 307,2 | Đa ngành |
8 | Masan Comsumer | 238 | Hàng tiêu dùng nhanh |
9 | Vietcombank | 177,9 | Tài chính ngân hàng |
10 | FPT | 169 | Công nghệ thông tin |
11 | Vietinbank | 153,6 | Tài chính ngân hàng |
12 | BIDV | 146,2 | Tài chính ngân hàng |
13 | VPBank | 99,2 | Tài chính ngân hàng |
14 | Vincom Retail | 91,6 | Bán lẻ |
15 | Techcombank | 89,2 | Tài chính ngân hàng |
Trong số các thương hiệu ngân hàng được xếp hạng, VPBank đã tăng 11 hạng so với năm 2017 và 13 hạng so với năm 2016, vươn lên đứng thứ 4 toàn ngành ngân hàng và đứng đầu các ngân hàng TMCP.
Nhận xét về VPBank, Forbes Việt Nam cho biết: “VPBank phát triển khá năng động trong những năm gần đây, sử dụng digital marketing như một kênh chủ lục quảng bá thương hiệu và sản phẩm. Song song với các sản phẩm của ngân hàng bán lẻ truyền thống hướng vào nhóm khách hàng doanh nghiệp SME và khách hàng cá nhân, VPBank là ngân hàng đầu tiên đưa sản phẩm ngân hàng số Timo vào hoạt động, đón đầu xu hướng thay đổi thói quen người dùng với sự lên ngôi của các thiết bị cầm tay. Bên cạnh đó, VPBank cũng đang sở hữu 100% cổ phần của FE Credit, công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng. FE Credit hiện chiếm khoảng 50% thị phần cho vay tiêu dùng mua trả góp xe máy, điện thoại, vay không thế chấp… tại Việt Nam.”
Bảng xếp hạng thương hiệu các ngân hàng lọt vào danh sách 40 thương hiệu giá trị lớn nhất Việt Nam 2018 qua các năm:
| Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 |
Vietinbank | 7 | 7 | 9 |
Vietcombank | 6 | 8 | 11 |
BIDV | 9 | 10 | 12 |
VPBank | 26 | 24 | 13 |
Techcombank | 24 | 27 | 15 |
MB Bank | 19 | 19 | 23 |
Sacombank | 23 | 32 | |
ACB | 32 | 36 | 33 |
HD Bank | 40 |
Về giá trị thương hiệu, hầu hết các ngân hàng đều có giá trị thương hiệu tăng mạnh so với năm đánh giá trước, nhưng nổi bật nhất vẫn phải kể đến VPBank, với giá trị thương hiệu đạt 99,2 triệu USD, tăng gấp đôi so với năm 2017 và tăng gần 3 lần sau 2 năm đánh giá.
Trước sự tăng trưởng vượt bậc về giá trị thương hiệu, ông Trần Tuấn Việt, Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Tiếp thị VPBank cho biết, đánh giá của Forbes Việt Nam chính là minh chứng cho nỗ lực của VPBank trong nhiều năm qua nhằm xây dựng hình ảnh về một ngân hàng TMCP năng động, gần gũi với khách hàng. Với mong muốn mang tới cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ ngân hàng tiện lợi nhất, trong những tháng đầu năm 2018 vừa qua, VPBank cũng đã liên tục giới thiệu tới khách hàng nhiều sản phẩm dịch vụ mới, nổi bật nhất là nền tảng ngân hàng số VPBank Dream, dịch vụ khách hàng ưu tiên VPBank Diamond và ra mắt dự án WE dành riêng cho phân khúc khách hàng doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.
“Hàng loạt ý tưởng mới, dịch vụ mới của VPBank hứa hẹn sẽ mang lại những trải nghiệm dịch vụ ngân hàng tiện ích, đặc biệt và thú vị nhất, đồng thời, là động lực góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và thúc đẩy sự tăng trưởng của ngân hàng trong thời gian tới”, ông Trần Tuấn Việt nói.
Trong sáu tháng đầu năm 2018, VPBank đạt lợi nhuận trước thuế 4.375 tỷ đồng, tăng 34%so với cùng kỳ năm 2017 và hoàn thành kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông đề ra.NIM tăng từ 9% cuối năm 2017 lên 9,42% nửa đầu năm 2018. Các chỉ số thể hiện tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE) và trên tổng tài sản (ROA) tiếp tục ở mức cao nhất thị trường, tương ứng 22,36% và 2,46%.Đặc biệt, trong báo cáo vừa được Tổ chức tài chính Quốc tế IFC vừa công bố đầu tháng 8/2018, VPBank được IFC đánh giá là 1 trong 3 điển hình về quản trị doanh nghiệp với nhiều cải thiện đột phá.
Giá trị thương hiệu của Top 8 ngân hàng qua các năm (đơn vị: Triệu USD) | |||
| Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 |
Vietinbank | 147 | 134,5 | 153,6 |
Vietcombank | 135 | 137 | 177,9 |
BIDV | 125 | 124,32 | 146,2 |
VPBank | 37,7 | 46,4 | 99,2 |
Techcombank | 39,7 | 35,9 | 89,2 |
MB Bank | 61,7 | 63 | 76,4 |
Sacombank | 47,6 | 27,9 |
|
ACB | 25,3 | 26,3 | 37,5 |
HD Bank |
|
| 26,7 |
Forbes Việt Nam thực hiện danh sách này theo phương pháp đánh giá của Forbes toàn cầu, tính toán vai trò đóng góp của thương hiệu vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những thương hiệu giá trị nhất là thương hiệu đạt mức doanh thu lớn trong các ngành mà thương hiệu đóng vai trò chủ đạo.
Năm 2018, Forbes Việt Nam cho biết: “Sau khi lập danh sách sơ bộ hơn 80 doanh nghiệp có thương hiệu, Forbes Việt Nam với sự hỗ trợ của Chứng khoán Bản Việt, tính toán thu nhập trước thuế và lãi vay, sau đó xác định giá trị đóng góp của tài sản vô hình. Việc thu thập số liệu của doanh nghiệp dựa trên báo cáo tài chính của các công ty, dữ liệu trên thị trường chứng khoán. Một số công ty chưa niêm yết đồng ý cung cấp dữ liệu tài chính để chúng tôi tính toán”.Thu nhập thương hiệu mang lại cho doanh nghiệp được xác định từ giá trị đóng góp của tài sản vô hình sau khi đã áp thuế thu nhập doanh nghiệp và phân bổ tùy theo mức độ đóng góp của thương hiệu trong từng ngành. Giá trị thương hiệu chung cuộc được xác định dựa trên chỉ số P/E (hệ số giữa giá thị trường và thu nhập ròng trên mỗi cổ phần mà thương hiệu mang lại) trung bình ngành. Với công ty chưa niêm yết, chúng tôi áp dụng phương pháp so sánh với công ty cùng ngành, cùng quy mô để xác định giá trị thương hiệu.
Thông tin chi tiết liên hệ website: https://www.vpbank.com.vn/