Tuy nhiên, đề xuất mới này chính là “một chén rượu độc” vì nó có thể làm cho các nước châu Phi khốn khổ hơn.
Tuy nhiên, đối với các nhà tài chính, các nhà phát triển và các tổ chức tài chính phát triển đa phương của Trung Quốc, điều này sẽ tạo thêm cơ hội kiếm tiền từ lục địa này.
Tàu vận tải hàng hóa nối Addis Ababa, thủ đô của Ethiopia với nước Djibouti đã được khánh thành trong năm nay nhưng vẫn chưa được sử dụng vì chưa hoạt động đã thấy lỗ. (Nguồn: ZACHARIAS ABUBEKER | AFP)
Cụ thể, kế hoạch này cho thấy công ty bảo hiểm thế chấp Hong Kong Mortgage Corporation (HKMC) mua một loạt các khoản vay cơ sở hạ tầng trong năm tới và tìm hiểu cách biến chúng xuất hiện trên chứng khoán để bán cho các nhà đầu tư, cho phép thêm thanh khoản để tài trợ cho nhiều dự án cơ sở hạ tầng hơn.
“Chúng tôi tin rằng sáng kiến này sẽ giúp tái cơ cấu vốn của các ngân hàng thương mại thành các dự án cơ sở hạ tầng, bên cạnh việc mở rộng thị trường vốn để phát triển cơ sở hạ tầng theo Sáng kiến Một vành đai, một con đường”, Giám đốc điều hành của HKMC tại Trung Quốc đại lục, bà Helen Wong nói.
Kế hoạch vẫn đang được phát triển này hiện đang bao gồm hơn 90 nhà phát triển hoặc nhà điều hành dự án, ngân hàng thương mại và đầu tư, các tổ chức tài chính phát triển đa phương, chủ sở hữu tài sản, người quản lý và các công ty dịch vụ chuyên nghiệp từ Hong Kong, Trung Quốc đại lục và nước ngoài tham gia.
Trong đó, một số công ty đã nắm trong tay các dự án và các khoản vay cơ sở hạ tầng, thứ đang được chuyển thành “chứng khoán hóa”.
Động thái này sẽ là một chiêu để moi tiền cho các nhà tài chính cơ sở hạ tầng vì nó giúp phát hành tài sản thanh khoản trở lại thị trường, cung cấp vốn mới cho các dự án mới, có thể khiến Trung Quốc có nhiều cơ hội tài trợ hơn cho các nước thuộc châu Phi.
Dữ liệu mới nhất từ Nghiên cứu Trung Quốc-Châu Phi tại Đại học Johns Hopkins cho thấy các nền kinh tế khu vực nợ Trung Quốc và các tổ chức của nước này hơn 29,42 tỷ USD tính đến tháng 4 năm nay. Khoản vay này đã được khai thác trong 10 năm qua để xây dựng giao thông, truyền thông, sản xuất và các ngành năng lượng.
Đáng nói, số liệu cho thấy, Ethiopia đang dẫn đầu châu Phi với khoản nợ 13,73 tỷ USD từ Trung Quốc, tiếp theo là Kenya với 9,8 tỷ USD.Uganda nợ 2,96 tỷ USD; Tanzania nợ 2,34 tỷ USD. Rwanda, Burundi và Nam Sudan lần lượt nợ 289 triệu USD, 99 triệu USD và 182 triệu USD.
Kế hoạch nhằm đảm bảo và bán nợ của Trung Quốc cho các nhà đầu tư đến vào thời điểm nhiều quốc gia châu Phi đang tìm cách tái cơ cấu các khoản nợ của họ với Bắc Kinh hoặc nhận các điều khoản vay ưu đãi hơn, với nhiều gói trợ cấp hơn khi họ phải đối mặt với tình trạng khó trả nợ.
Tuy nhiên, vào tháng 7 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Kenya, ông James Macharia, nói với Ủy ban Quốc hội rằng nhà điều hành Dự án đường sắt cao tốc hiện đại (SGR) tại đây đã thua lỗ 110 triệu USD trong năm đầu hoạt động.
“Trung bình, số tiền kiếm được hàng tháng là 7,5 triệu USD trong năm tài chính 2017/2018 chủ yếu là từ kinh doanh vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng dự án sẽ kiếm lợi nhuận 50 triệu USD vào tháng 6 năm sau, trung bình 4,2 triệu USD mỗi tháng khi chúng tôi tăng sản lượng hàng hóa”, ông Macharia nói.
Mặc dù vậy, theo Cơ quan Cảng Kenya (KPA), vận tải hàng hóa trên tuyến đường sắt SGR chỉ thu về hơn 16,2 triệu USD trong 9 tháng qua, tương đương khoảng 1,8 triệu USD/tháng vì sức tải hàng ngày của tàu đã vượt trên 800 container, trong số 1.700 container đến cảng Mombasa.
“Kể từ khi bắt đầu hoạt động vận chuyển hàng hóa SGR vào tháng 1, tổng số hàng hóa trị giá 16,2 triệu USD đã được lập hóa đơn, thu thập và chuyển vào tài khoản ủy thác SGR, dưới sự quản lý của Đường sắt Kenya”, Giám đốc Quản lý KPA Daniel Manduku nói.
Hồng Vân (Tổng hợp)