Trung Quốc và EU hy vọng sẽ hoàn thành một thỏa thuận đầu tư vào cuối năm nay.
Các cuộc đàm phán hiệp ước đầu tư giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu đang bước vào giai đoạn cuối cùng, nhưng các vấn đề như vai trò của các doanh nghiệp nhà nước và các khoản trợ cấp khổng lồ mà họ được hưởng vẫn là những trở ngại lớn.
Cả hai bên đều xem thỏa thuận đầu tư, chính thức được gọi là Thỏa thuận toàn diện về đầu tư, là một bước ngoặt trong quan hệ song phương.
Thỏa thuận cũng sẽ mang thêm ý nghĩa trong việc củng cố nền kinh tế toàn cầu đã bị đại dịch Covid-19 tấn công.
Một hội nghị thượng đỉnh thường niên do Thủ tướng Trung Quốc Li Keqiang và các nhà lãnh đạo EU đồng chủ trì, dự kiến diễn ra vào cuối tháng 3, nhưng bị lùi lo đại dịch Covid 19, dự kiến sẽ được tổ chức từ xa vào tuần thứ ba của tháng này với việc cả hai bên muốn đi đến thỏa thuận cuối cùng, nguồn tin ngoại giao châu Âu cho biết.
Nhưng các quan chức EU cho biết các khoản trợ cấp với doanh nghiệp nhà nước Trung quốc là chủ đề chính trong các cuộc đàm phán và kêu gọi Trung Quốc làm nhiều hơn để đáp ứng thời hạn cuối năm để kết thúc đàm phán.
Vòng đàm phán gần đây nhất, ngày 29, kết thúc vào cuối tháng 5 mà không có dấu hiệu đột phá nào đối với các doanh nghiệp nhà nước và các vấn đề nhức nhối khác, mặc dù đã có tiến bộ về vấn đề phát triển bền vững.
Các cuộc đàm phán đầu tư tập trung vào tiếp cận thị trường, bao gồm các yêu cầu tiếp cận thị trường cụ thể của ngành và về các quy tắc liên quan đến tự do hóa đầu tư và sân chơi bình đẳng, đáng chú ý trong đó là các quy tắc đối với các doanh nghiệp Nhà nước và kỷ luật tăng cường để giải quyết vấn đề chuyển giao công nghệ cưỡng bức, Ủy ban châu Âu cho biết trong một tuyên bố ngày 29 tháng 5
Các cuộc đàm phán hiệp ước đầu tư đã bị đình trệ vào năm ngoái vì Bắc Kinh ưu tiên đàm phán với Mỹ để chấm dứt chiến tranh thương mại.
Trong khi họ bắt đầu muốn đàm phán lại vào cuối năm ngoái, đại dịch Covid-19 đã khiến chậm quá trình này.
Vai trò của các công ty nhà nước và trợ cấp của chính phủ trong nền kinh tế Trung Quốc luôn là sự bất bình của các nhà đầu tư nước ngoài và vì đó, Bắc Kinh từ lâu đã tuyên bố kế hoạch hành động ba năm nhằm cải tổ các doanh nghiệp nhà nước.
Tuy nhiên, quá trình cải cách đã bị chỉ trích là chậm chạp và không những thế, vai trò của các doanh nghiệp nhà nước đã tăng lên trong những năm gần đây, đặc biệt là khi Bắc Kinh đang dựa vào các công ty nhà nước như một bước đệm để ổn định việc làm sau đại dịch Covid-19.
Một nguồn tin Trung Quốc cho biết các doanh nghiệp nhà nước đã được hưởng quá nhiều ưu đãi và đạt được bất kỳ thỏa hiệp nào mà họ cần.
Nguồn thông tin thiếu sự minh bạch về các khoản trợ cấp và việc Chính phủ Trung Quốc đã không thực hiện đầy đủ các kế hoạch để đối xử bình đẳng với các công ty nhà nước và các công ty tư nhân nước ngoài từ lâu đã là trở ngại cho nhiều hiệp định nước ngoài của Trung Quốc.
Cui Hongjian, từ Viện nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, cho biết vấn đề này không phải là một quyết định kinh tế đơn giản, mà liên quan đến những cân nhắc chính trị.
“Đây sẽ là một quyết định chính trị cho dù đó sẽ là một thỏa thuận thỏa hiệp hay thay đổi toàn diện khó khăn”, ông nói.
Zhang Ming, đặc phái viên của Trung Quốc, cho biết vào cuối tháng trước rằng Bắc Kinh nghiêm túc về thỏa thuận và kêu gọi các nước EU duy trì sự linh hoạt và thực dụng trong các cuộc đàm phán.
“Chúng tôi hy vọng các đối tác EU sẽ đồng ý với các thỏa thuận”, ông nói.
Thùy Dung
Theo Scmp