Fica
  1. Quốc tế

Dân Triều Tiên trốn sang Trung Quốc rồi gửi chục nghìn USD về quê nhà

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Những người Triều Tiên trốn sang Trung Quốc đang gửi hàng chục nghìn USD tiền mặt và hàng hóa cho gia đình ở quê nhà, bất chấp những nguy hiểm cho chính bản thân mình.

Những người Triều Tiên đào tẩu sang Trung Quốc vẫn gửi hàng chục ngàn USD cho người thân ở quê hương mỗi năm qua mạng lưới nhà môi giới. (Nguồn: SCMP)

Những người Triều Tiên đào tẩu sang Trung Quốc vẫn gửi hàng chục ngàn USD cho người thân ở quê hương mỗi năm qua mạng lưới nhà môi giới. (Nguồn: SCMP)

Trung Quốc là “chiếc phao cứu sinh” cho những người Triều Tiên đào tẩu sống ở miền Nam.

Theo tờ South China Morning Post, việc liên lạc giữa người đào tẩu với gia đình họ tại Triều Tiên thường ngắn gọn và nguy hiểm. Người thân tại quê nhà của họ phải đi đến biên giới và dùng thẻ SIM Trung Quốc nhập lậu để kết nối các tín hiệu viễn thông trên sông Yalu.

Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, những người ở Triều Tiên thường phải đi bộ qua các khu vực miền núi vào ban đêm chỉ để nói chuyện điện thoại với tín hiệu tậm tịt.

Đáng nói, một cuộc khảo sát năm 2016 về 200 người đào tẩu của tờ báo Chosun ở Seoul cho thấy, khoảng 60% trong số 200 người trả lời đã gửi 900 - 1.800 USD mỗi năm thông qua các đại lý ở Trung Quốc và Bắc Triều Tiên trong khi một người báo cáo gửi 9.000 USD/năm. Khoảng 70% số người đào tẩu cho biết họ đã chuyển tiền thường xuyên về cho gia đình.

Một phụ nữ khoảng 50 tuổi nói với tờ South China Morning Post rằng, bà đã gửi 3.000 USD cho con trai của bà ở Triều Tiên vào năm ngoái và đã gửi 2.000 USD từ đầu năm nay.

Bà cho biết con trai bà đã sử dụng một thẻ SIM của Trung Quốc để gọi những cuộc điện thoại ngắn cho bà nhiều lần trong năm để xác nhận các giao dịch, và bà chỉ có rất ít thời gian để hỏi về cuộc sống của người con trai này.

“Chúng tôi không thể gửi tin nhắn văn bản và các cuộc gọi phải cực kỳ ngắn gọn”, bà nói và cho biết thêm rằng các cuộc trò chuyện với con trai bà thường bắt đầu với câu: “Mẹ ơi, mẹ có thể gửi cho con một số tiền không?”.

Người phụ nữ giấu tên này cho biết, số tiền đã được gửi qua một mạng lưới các nhà môi giới đáng tin cậy của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, bao gồm cả những kẻ buôn lậu mang tiền mặt qua biên giới, cùng với các hàng hóa nhập lậu khác của Trung Quốc.

Các nhân viên của Tổ chức phi chính phủ (NGO) cho biết, cũng có những người môi giới sống ở Triều Tiên có các tài khoản ở ngân hàng Trung Quốc mà họ đã sử dụng để thanh toán.

Người phụ nữ đào tẩu này nói rằng, thông qua các cuộc nói chuyện điện thoại với con trai, bà cảm thấy rằng điều kiện sống bây giờ tại Triều Tiên đã tốt hơn so với thời gian nạn đói cực đoan cuối những năm 1990 khiến giá lương thực tăng cao và nhiều người thân của bà không được trả lương.

Bà cho biết tại Triều Tiên, 1kg ngô nhập khẩu từ Trung Quốc có giá tương đương với 5 tháng lương của một công nhân tại một nhà máy thành phố.

Choi Seong-guk, một người đã trốn khỏi Triều Tiên khác cho hay, người thân của anh ở Triều Tiên nói rằng thị trường chợ đen ở đây đang phát triển mạnh vì các biện pháp trừng phạt quốc tế.

Choi cho biết các biện pháp trừng phạt đã cắt đứt nguồn cung cấp thiết yếu, buộc những người dân tuyệt vọng phải chuyển sang buôn lậu và khiến cho Bình Nhưỡng khó kiểm soát việc phân phối lương thực và tiền bạc hơn.

Đất nước này dường như đã chấp nhận thị trường chợ đen trong nhiều năm để giữ tình hình ổn định. Nhưng có những dấu hiệu cho thấy nó có thể muốn thắt chặt quyền kiểm soát nền kinh tế, Choi nói.

Anh này cho biết, thị trường chợ đen đã cải thiện cuộc sống của một số người Triều Tiên trong những năm gần đây và anh lo ngại rằng các cuộc đàm phán hòa bình giữa hai miền Bắc - Nam có thể dẫn đến việc giảm bớt các biện pháp trừng phạt, tăng cường sự kìm kẹp của chế độ Bình Nhưỡng đối với nền kinh tế.

Hồng Vân

Theo South China Morning Post