Fica
  1. Quốc tế

10 lý do cho thấy cuộc đại khủng hoảng 2020 là không thể tránh khỏi

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Điềm báo xấu và những xu hướng đầy rủi ro đã xuất hiện rất lâu trước khi Covid-19 bùng phát, làm tăng khả năng của một cuộc khủng hoảng hình chữ L.

10 lý do cho thấy cuộc đại khủng hoảng 2020 là không thể tránh khỏi - 1

Tốc độ tự động hóa sẽ tăng nhanh khi các công ty đề phòng cú sốc về nguồn cung, gây nên áp lực giảm tiền lương. Ảnh: Kittipong Jirasukhanont.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009, sự mất cân bằng và những rủi ro tràn ngập nền kinh tế toàn cầu đã trở nên trầm trọng hơn bởi những sai lầm về chính sách. Thay vì giải quyết các vấn đề cơ bản gây nên sự sụp đổ tài chính, các chính phủ hầu như chỉ né tránh, tạo ra những rủi ro sụt giá, mở đường cho một cuộc khủng hoảng khác.

Có 10 nguyên nhân chính sau đây cho thấy một cuộc đại khủng hoảng là khó tránh khỏi.

Nguyên nhân đầu tiên liên quan đến việc thâm hụt tài chính và hậu quả của nó: những khoản nợ và vỡ nợ. Phản ứng chính sách đối với cuộc khủng hoảng Covid-19 kéo theo sự gia tăng lớn về thâm hụt tài khóa - ở mức 10% GDP trở lên - tại thời điểm mức nợ công ở nhiều quốc gia đã ở mức cao, thậm chí là không thể chống đỡ được.

Tồi tệ hơn, nhiều hộ gia đình và doanh nghiệp bị mất nguồn thu nhập có nghĩa là họ không có khả năng trả các khoản nợ, dẫn đến vỡ nợ hàng loạt và phá sản. Cùng với mức nợ công tăng vọt, những yếu tố này sẽ dẫn đến sự phục hồi chậm chạp hơn so với cuộc đại suy thoái kinh tế một thập kỷ trước.

Yếu tố thứ hai là một quả bom nổ chậm đối với nhân khẩu học của các nền kinh tế tiên tiến. Cuộc khủng hoảng Covid-19 cho thấy rằng chi tiêu công phải được phân bổ nhiều hơn cho các hệ thống y tế, và việc chăm sóc sức khỏe toàn cầu cũng như các hàng hóa công cộng khác. Tuy nhiên, vì hầu hết các nước phát triển đều có dân số già, những khoản chi cho tương lai sẽ khiến các khoản nợ ngầm từ hệ thống y tế và an sinh xã hội ngày càng lớn hơn.

Vấn đề thứ ba là nguy cơ giảm phát ngày càng tăng. Ngoài việc gây ra sự suy thoái nghiêm trọng, cuộc khủng hoảng cũng đang tạo ra sự sụt giảm lớn về hàng hóa và thị trường lao động, cũng như làm giảm giá cả các mặt hàng như dầu mỏ và kim loại công nghiệp. Điều đó làm giảm phát, làm tăng nguy cơ mất khả năng trả nợ.

Yếu tố thứ tư là sự mất giá tiền tệ. Khi các ngân hàng trung ương cố gắng chống lại giảm phát và các rủi ro tăng lãi suất, các chính sách tiền tệ sẽ trở nên sâu rộng hơn. Trong ngắn hạn, các chính phủ sẽ cần ngăn chặn các thâm hụt tài chính để tránh khủng hoảng và giảm phát. Tuy nhiên, theo thời gian, những cú sốc tiêu cực vĩnh viễn từ nguồn cung ứng do quá trình phi toàn cầu hóa và chủ nghĩa bảo hộ thay đổi sẽ khiến tình trạng lạm phát là điều không thể tránh khỏi.

Vấn đề thứ năm là sự gián đoạn kỹ thuật số trên phạm vi rộng hơn của nền kinh tế. Với hàng triệu người đang mất việc hoặc làm việc và kiếm được ít tiền hơn, khoảng cách thu nhập và sự giàu có của nền kinh tế thế kỷ 21 sẽ còn mở rộng hơn nữa. Để chống lại các cú sốc chuỗi cung ứng trong tương lai, công ty ở các nền kinh tế tiên tiến sẽ tái sản xuất từ ​​các khu vực chi phí thấp đến các thị trường nội địa có chi phí cao hơn. Nhưng thay vì giúp đỡ những người lao động tại nhà, xu hướng này sẽ đẩy nhanh tốc độ tự động hóa, gây áp lực về việc giảm lương và tiếp tục thổi bùng ngọn lửa của chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa dân tộc và bài ngoại.

Điều này cũng chỉ ra yếu tố chính thứ sáu: sự sụt giảm của xu hướng toàn cầu hóa. Đại dịch đang đẩy nhanh xu hướng “chia để trị”, cái mà đã được thực hiện tốt trong thời gian qua. Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ tiếp cận với xu hướng này nhanh hơn, và hầu hết các quốc gia sẽ đáp trả bằng cách áp dụng các chính sách bảo hộ nhiều hơn để bảo vệ các công ty và công nhân trong nước khỏi sự gián đoạn toàn cầu. Thế giới hậu đại dịch sẽ chứng kiến những hạn chế chặt chẽ hơn đối với sự di chuyển của hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động, công nghệ, dữ liệu và thông tin. Điều này đã xảy ra trong lĩnh vực dược phẩm, thiết bị y tế và thực phẩm, nơi các chính phủ đang áp đặt các hạn chế xuất khẩu và các biện pháp bảo hộ khác để đối phó với cuộc khủng hoảng.

Phản ứng dữ dội chống lại dân chủ sẽ củng cố xu hướng này. Các nhà lãnh đạo dân túy thường được hưởng lợi từ sự yếu kém về kinh tế, thất nghiệp hàng loạt và bất bình đẳng gia tăng. Những người công nhân làm công việc tay chân và tầng lớp trung lưu sẽ trở nên dễ bị ảnh hưởng bởi các biện pháp dân túy, đặc biệt là các đề xuất để hạn chế di cư và thương mại.

10 lý do cho thấy cuộc đại khủng hoảng 2020 là không thể tránh khỏi - 2

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải). Ảnh: Getty Images

Điều này chỉ ra một yếu tố thứ tám: bế tắc địa chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc. Với việc chính quyền Trump đang nỗ lực đổ lỗi cho Trung Quốc về đại dịch, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng không ngừng tuyên bố rằng Hoa Kỳ đang âm mưu ngăn chặn sự nổi lên của Trung Quốc. Sự tách rời Trung-Mỹ trong thương mại, công nghệ, đầu tư, dữ liệu và sắp xếp tiền tệ sẽ ngày càng lớn.

Tồi tệ hơn, cuộc "chia tay" ngoại giao này sẽ tạo tiền đề cho một cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Mỹ và các đối thủ - không chỉ Trung Quốc, mà cả Nga, Iran và Triều Tiên. Với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang đến gần, có mọi lý do để một cuộc chiến tranh mạng bí mật bộc phát, dẫn đến các cuộc đụng độ quân sự thông thường. Và bởi vì công nghệ là vũ khí quan trọng trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát các ngành công nghiệp trong tương lai và trong việc chống lại đại dịch, khu vực công nghệ tư nhân Mỹ sẽ ngày càng được tích hợp vào khu liên hợp công nghiệp - an ninh quốc gia.

Nguyên nhân cuối cùng không thể bỏ qua là sự gián đoạn môi trường, như cuộc khủng hoảng Covid-19 đã chỉ ra, có thể tàn phá kinh tế nhiều hơn là một cuộc khủng hoảng tài chính. Đại dịch và nhiều căn bệnh mới do biến đổi khí hậu sẽ diễn ra thường xuyên hơn, nghiêm trọng hơn và tốn kém hơn trong những năm tới.

10 nguy cơ này, đã xuất hiện trước khi dịch Covid-19 bùng phát, giờ đây lại có cơ hội gây ra một cơn bão, cuốn bay toàn bộ nền kinh tế toàn cầu trong một thập kỷ tuyệt vọng. Đến những năm 2030, công nghệ và những nhà lãnh đạo giỏi có thể sẽ giúp giải quyết hoặc giảm thiểu những vấn đề này, tạo ra một trật tự quốc tế toàn diện, hợp tác và ổn định hơn. Nhưng trước đó, chúng ta phải tìm ra cách sống sót qua cuộc đại suy thoái sắp tới.

Hương Vũ

Theo The Guardian