Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV công ty luật Basico
Nếu ngày xưa, giám đốc hay phó giám đốc công an cấp tỉnh trở lên mới được yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng thì đến nay nhiều cấp đều có thể làm điều này.
Theo tôi điều này cũng là hợp lý, bởi khi mở rộng thẩm quyền hay chức danh trong việc yêu cầu NH cung cấp thông tin sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cơ quan Nhà nước thực thi chính sách, quản lý thị trường… Không phải hơi vướng một chút tận cấp xã, cấp huyện mà cứ phải kéo cấp tỉnh, cấp trung ương vào cuộc, như thế có thể mất nhiều thời gian và công sức.
Tuy nhiên việc tổ chức tín dụng và bảo hiểm tiền gửi không được yêu cầu cung cấp thông tin như quy định trước đây, tôi cũng thực sự chưa hiểu lý do nào để đưa ra cái quyết định này. Vì trên thực tế, tại các quốc gia phát triển bảo hiểm tiền gửi là 1 trong những tổ chức quan trọng được yêu cầu các tổ chức tín dụng phải cung cấp thông tin khách hàng cho tổ chức này. Để từ đó làm cơ sở đánh giá khách hàng, dữ liệu thông tin cho toàn hệ thống ngân hàng. Điều này là vô cùng quan trọng.
Thế nhưng, mỗi chính sách luôn tồn tại 2 mặt, có thuận lợi thì cũng có thách thức. Ví dụ như một ai đó được phép ký văn bản giấy tờ yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin khách hàng A. Người này có thể nhân danh cơ quan Nhà nước mình đang công tác để tìm kiếm thông tin vì mục đích riêng chứ không vì mục tiêu chung nào đó. Việc này có thể dẫn tới những vi phạm về quyền riêng tư của con người, sự lạm quyền.
Việc những tổ chức làm lộ thông tin hay sử dụng thông tin sai mục đích sẽ phải chịu trách nhiệm. Hiện nay đã có bộ luật hình sự, luật xử phạt vi phạm hành chính quy định rất chi tiết và đầy đủ đối với việc này. Thế nhưng, thực tế thì chả bao giờ phạt được ai vì khó mà phát hiện ra được, không ai biết và cũng không có ai điều tra, xử lý.