Fica

Lý do chậm tư nhân hoá dịch vụ công

Ở Việt Nam, sau 30 năm Đổi mới, câu chuyện về vai trò của Nhà nước và Tư nhân trong nền kinh tế vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế VCCI

Ai cũng biết là tư nhân làm tốt hơn nhà nước trong rất nhiều việc, từ bóng đá cho đến kinh doanh, từ y tế cho đến thiện nguyện... nhưng dường như lực cản của quá trình tư nhân hoá vẫn còn rất mạnh.

Cũng vì thế mà, đầu nhiệm kỳ này, Chính phủ tuyên bố "Nhà nước không bán bia, bán sữa", ý nói sẽ thoái vốn công trong các doanh nghiệp không cần thiết. Rồi Chính phủ ban hành cả danh sách các doanh nghiệp với tỷ lệ vốn nhà nước nắm, cùng với kế hoạch thoái vốn đến hết 2020. Còn 10 ngày nữa là hết năm 2020, và kế hoạch này chắc chắn không hoàn thành. 

Điều gì đã khiến cho quá trình tư nhân hoá các dịch vụ công tại Việt Nam chậm đến như vậy? Lý do của việc tư nhân hoá chậm có thể có 4 nguyên nhân. 

Thứ nhất, quan điểm cho phép tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ khá rõ, nhưng quan điểm rút các đơn vị công là rất mờ nhạt. Thậm chí, các đơn vị công vẫn tăng quy mô và cạnh tranh trực tiếp với tư nhân.

Thứ 2 là việc dù mở cho tư nhân tham gia, nhưng nhà nước vẫn áp dụng cơ chế quản lý phi thị trường như quy hoạch và ấn định giá. Điều này khiến tư nhân rất khó phát huy được toàn bộ năng lực của mình.

Yếu tố thứ 3 chính là Nhà nước rất chậm trong việc đưa ra các quy định để bảo đảm sự minh bạch, bảo đảm chất lượng dịch vụ, bảo vệ người tiêu dùng. Và nếu có đưa ra thì việc thực thi, kiểm tra, giám sát rất kém. Kết quả là bên cạnh sự cạnh tranh tốt về giá cả, dịch vụ, hậu mãi... thì sự tham gia của tư nhân còn kéo theo cả cạnh tranh xấu như lừa dối khách hàng, gian lận khi cung cấp dịch vụ... Chính điều này lại làm chùn bước những ý kiến để tư nhân vào làm.

Thứ 4 - nguyên do cuối cùng chính là nguy cơ tham nhũng, tiêu cực, sự bắt tay giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp tư nhân sân sau lại càng cản trở sự tham gia của các doanh nghiệp đàng hoàng, nghiêm túc.

Tin liên quan
Cần khẩn trương tiếp sức cho doanh nghiệp

Cần khẩn trương tiếp sức cho doanh nghiệp

Ngay cả với mức GDP cả năm 2023 đạt 5% thì 6 tháng cuối năm GDP phải tăng 6,16% - một mức rất khó đạt được nếu không thực thi kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp kinh tế.
Những bài học nhượng quyền

Những bài học nhượng quyền

Hai nguyên tắc cơ bản nhất của nhượng quyền là: Hãy chỉ nhượng quyền khi và chỉ khi mô hình đã được chứng minh là thành công ở quy mô chuỗi (ít nhất 3 điểm bán) và trong một...