Ông Ngô Văn Tuyển, Tổng Giám đốc VEAM
Thế nhưng người nuôi heo còn phải chi phí chuồng trại. Để giảm chi phí người ta phải thuê những mặt bằng ở chỗ hẻo lánh, không thuận tiện đi lại. Lợn nuôi nếu gặp bệnh dịch thì coi như mất trắng. Người không có vốn còn phải vay vốn và trả lãi vay. Lợi nhuận còn lại sau các chi phí này cũng không còn nhiều, rồi còn nộp thuế thu nhập nữa.
Mỗi khi ngành chăn nuôi gặp dịch bệnh, heo nuôi và heo nái cũng bị thiệt hại. Để gây giống và phát triển đàn heo như lúc trước dịch cần phải có thời gian. Quy luật cung cầu làm giá heo đẩy lên cũng là bình thường. Người nuôi heo có lợi chút mới có tiền trả nợ, trả vay lúc trước và có động lực đầu tư tiếp. Nguồn cung dồi dào thì giá lại giảm xuống.
Giờ thấy giá heo đắt chút đã vội kêu gọi nhập để kéo giá xuống. Nền kinh tế chạy theo GDP và tính theo giá thực tế thì khi nông sản thực phẩm có giá lên thì GDP cũng tăng lên. Khi nhập khẩu, thì nhập bao nhiêu GDP bị trừ bấy nhiêu. Thực tế khi giá heo tăng thì người tiêu dùng sẽ chuyển bớt sang các loại thịt khác chứ có phải không có thịt để ăn đâu.
Chẳng hiểu vì lý do gì mà người ta kêu đến tận TTg. Mấy hôm nay hết tạm dừng xuất khẩu gạo lại đến đòi nhập khẩu để kéo giá thịt heo xuống. Nền kinh tế trì trệ thời covid ở thành thị sẽ lại phải trông chờ ở nông thôn thì sao lại rẻ rúng nông nghiệp. Người nông dân cũng đã có bao giờ giàu đâu.