Fica

Đừng làm chính sách riêng cho một loại hình DN nào

Trương Văn Phước
Trương Văn Phước

Khi cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng thì vấn đề xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ, có tính cạnh tranh cao càng trở nên cấp thiết.

TS. Trương Văn Phước, Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia

Thực tiễn của nền kinh tế nước ta đã cho thấy vai trò của nền kinh tế tư nhân là rất quan trọng. Thực ra trong 30 năm qua thì kinh tế tư nhân đã có những đóng góp hết sức đáng nổi bật trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta. 

Chúng ta cũng đang tập trung vào việc xây dựng thể chế phù hợp với đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Không phủ nhận vai trò của Kinh tế nhà nước nhưng công tâm mà nói doanh nghiệp tư nhân vẫn là một lực lượng định đoạt tốc độ phát triển của nền kinh tế.

Cũng trong 10 năm trở lại đây, Việt Nam chúng ta đã tập trung đổi mới thể chế rất mạnh mẽ. Thành phần kinh tế tư nhân đã nhanh chóng khắc phục những khuyết tật về quản trị điều hành, nhất là đã có tầm nhìn chiến lược sắc sảo hơn nhiều.

Một nguyên tắc cơ bản của đất nước theo định hướng pháp trị là tất cả mọi người, mọi doanh nghiệp được làm những gì mà pháp luật không cấm, chứ không phải chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Cần phải khẩn trương tạo lập nguyên tắc pháp trị đấy xem như là một trụ cột căn bản trong cải cách thể chế.

Nếu được vậy thì tôi tin rằng khu vực doanh nghiệp tư nhân có thể phát triển nhanh, đóng góp nhiều hơn nữa trong tiến trình phát triển kinh tế của nước ta.

Người dân Việt Nam có truyền thống yêu nước mạnh mẽ, nên doanh nhân Việt càng phát triển, càng mạnh thì đóng góp, sức ảnh hưởng của khối doanh nghiệp này vào sự cường thịnh, chủ quyền, độc lập của quốc gia càng được củng cố.

Tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẳng có ý nghĩa hết sức quan trọng để khuyến khích mọi thành phần kinh tế cạnh tranh có hiệu quả. Tôi không cho rằng cần có cơ chế chính sách riêng cho một số doanh nghiệp, kể cả DNNN hay DNTN nào. Môi trường và cách đối xử bình đẳng của nhà nước đối với các thành phần kinh tế mới là vấn đề quan trọng.

Dĩ nhiên, những bài học của các chính sách trong nền kinh tế Đông Á trong một nửa thập kỷ qua cũng là những bài học rất thiết thực đối với chúng ta. Các nước này đã có những chính sách tạo lập các doanh nghiệp tư nhân hùng mạnh nhằm tạo động lực đầu tàu để dẫn dắt cả nền kinh tế; Đó là kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc mà chúng ta cần tham khảo.

Tuy nhiên theo tôi, điều mà doanh nghiệp tư nhân trong nước cần bây giờ là môi trường thực sự bình đẳng với DNNN và FDI. Tôi nhận thấy khối doanh nghiệp tư nhân trong nước năng động, sáng tạo, có sức sống cao và rất nhiều khát vọng.

Nhà nước chỉ cần tập trung vào công tác quản lý, hoạch định chính sách bảo đảm sự minh bạch, thuận lợi, công bằng, đưa Chính phủ kiến tạo vào từng ngõ ngách của cuộc sống thì DNTN sẽ trỗi dậy mạnh mẽ. 

 

 

Tin liên quan
Cần khẩn trương tiếp sức cho doanh nghiệp

Cần khẩn trương tiếp sức cho doanh nghiệp

Ngay cả với mức GDP cả năm 2023 đạt 5% thì 6 tháng cuối năm GDP phải tăng 6,16% - một mức rất khó đạt được nếu không thực thi kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp kinh tế.
Những bài học nhượng quyền

Những bài học nhượng quyền

Hai nguyên tắc cơ bản nhất của nhượng quyền là: Hãy chỉ nhượng quyền khi và chỉ khi mô hình đã được chứng minh là thành công ở quy mô chuỗi (ít nhất 3 điểm bán) và trong một...