Fica

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Việt Nam nên làm gì?

Nguyễn Đình Cung
Nguyễn Đình Cung

Trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, chúng ta cũng đừng đẩy quá cao tác động của nó đối với kinh tế Việt Nam. Hãy nghĩ rằng chúng ta có lợi trong chiến lược và địa chính trị. Đừng quá thổi phồng và gây tâm lý hoang mang với các nhà đầu tư.

TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) 

Tôi cho rằng đây cuộc chiến về địa kinh tế và cả địa chính trị nữa, rõ ràng Trung Quốc đã thách thức siêu cường của Hoa Kỳ, trước mắt là về kinh tế và Hoa Kỳ sẽ không muốn nhìn thấy điều đó và họ đã hành động.

Trong cuộc chiến thương mại lần này, rõ ràng các bên sẽ lôi kéo liên minh. Tuy nhiên, hiện nay các nước không muốn thay đổi trật tự này, họ cũng không quá tin vào sự thay đổi trật tự bởi vì Trung Quốc có nhiều chính sách bất định, họ không muốn Trung Quốc dẫn dắt cuộc chơi.

Nhiều nước cho rằng Trung Quốc mà dẫn đầu cuộc chơi rất khó đoán định nên có thể nói Trung Quốc hiện nay rất khó lôi kéo liên minh. Ngay cả khi Trung Quốc lôi kéo EU thì các nước EU cũng không quan tâm đến lời mời để lập liên minh.

Tác động tổng thể của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể khiến tăng trưởng, tổng cầu kinh tế thế giới giảm. Tuy nhiên xuất khẩu của chúng ta không phải những mặt hàng nhạy cảm về cầu. Với Trung Quốc chúng ta chủ yếu nhập nhiều của họ than đá và nguyên liệu sản xuất điện tử.

Bên cạnh đó, các mặt hàng Hoa Kỳ đánh thuế Trung Quốc phần lớn là công nghệ cao. Trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, hàng Trung Quốc ngay thời điểm hiện nay sẽ không xuất sang Việt Nam, bởi những mặt hàng này nằm trong diện đánh thuế là hàng "Made in China 2025" và Việt Nam không đủ dung lượng.

Còn với Mỹ, hàng của họ có xuất sang Việt Nam hay không? Câu trả lời là "Có", hàng hóa chủ yếu là đậu tương, ngô, nông sản. Điều này có thể khiến giảm thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Việt Nam. Hàng hóa này có thể vào Việt Nam và cạnh tranh với nông sản Việt Nam nhưng chúng ta không quá lo ngại nhiều, chúng ta rất có lợi.

Điều đáng lo ngại là tạm nhập tái xuất nông sản Mỹ vào Việt Nam rồi sang Trung Quốc, nguy cơ này có song chúng ta cần cẩn thận vì Trung Quốc có thể kiểm tra toàn bộ hàng nông sản của Việt Nam, nếu vậy chúng ta sẽ bị khó.

Chúng ta càng phải quan tâm vấn đề sắt thép tạm nhập tái xuất của Trung Quốc sang Hoa Kỳ hoặc sắt thép gắn mác Việt để xuất sang Hoa Kỳ. Nếu không cẩn thận, chúng ta có thể bị vạ lây, khi Hoa Kỳ tung đòn đánh thuế với chính chúng ta. Việt Nam ta cần phải tránh và tránh cho bằng được.

Trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, chúng ta cũng đừng đẩy quá cao tác động của nó đối với kinh tế Việt Nam. Thực ra chúng ta cũng có lợi, nhiều người đẩy đến mức có hại, về mặt kinh tế thực không có tác động nhiều.

Hãy nghĩ rằng chúng ta có lợi trong chiến lược và địa chính trị, không quá thổi phồng và gây tâm lý hoang mang với các nhà đầu tư.

Tin liên quan
Cần khẩn trương tiếp sức cho doanh nghiệp

Cần khẩn trương tiếp sức cho doanh nghiệp

Ngay cả với mức GDP cả năm 2023 đạt 5% thì 6 tháng cuối năm GDP phải tăng 6,16% - một mức rất khó đạt được nếu không thực thi kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp kinh tế.
Những bài học nhượng quyền

Những bài học nhượng quyền

Hai nguyên tắc cơ bản nhất của nhượng quyền là: Hãy chỉ nhượng quyền khi và chỉ khi mô hình đã được chứng minh là thành công ở quy mô chuỗi (ít nhất 3 điểm bán) và trong một...