Fica

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung càng kéo dài, Việt Nam càng có lợi

Quách Mạnh Hào
Quách Mạnh Hào

Tham vọng 5G của Việt nam có thể sẽ ảnh hưởng nếu Huawei là đối tác chính. Còn không, nó là cơ hội để vươn lên.

Quách Mạnh Hào

Chuyên gia tài chính - chứng khoán

Chỉ trong vòng ít hơn một tuần, sau khi Mỹ tăng thuế một số mặt hàng xuất khẩu của Trung quốc trị giá 200 tỷ từ 10% lên 25%, Trung Quốc đáp trả bằng việc làm tương tự với 60 tỷ hàng Mỹ, thì ngày hôm qua Mỹ cấm Huawei tiếp cận thị trường và mua hàng hóa từ các công ty Mỹ mà không được sự chấp thuận chính thức. Lưu ý là Huawei đang phụ thuộc nhiều vào việc mua linh kiện từ những công ty Mỹ như Qualcomm. 

Bước đi này giáng một đòn quan trọng vào tham vọng dẫn đầu về công nghệ của Trung quốc, trước mắt là tham vọng mạng 5G.

Đáng chú ý là các báo dẫn tin phần lớn các lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ ủng hộ Tổng thống Trump "quyết liệt" trong chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Trung Quốc lập tức đáp trả bằng việc nói rằng họ sẽ trả đũa và từ chối xác nhận rằng ông Trump và ông Tập Cận Bình - Chủ tịch Trung Quốc sẽ gặp nhau để nói chuyện về "một thỏa thuận" trong cuộc gặp G20 sắp tới. 

Như vậy, Mỹ với mục tiêu lớn nhất là vĩ đại trở lại đang tìm cách làm suy yếu một Trung quốc đang nổi lên.

Sự tập trung vào công nghệ là một bước đi hợp lý trong thời đại 4.0. Tham vọng 5G của Việt Nam có thể sẽ ảnh hưởng nếu Huawei là đối tác chính. Còn không, nó là cơ hội để vươn lên.

Cuộc chiến càng kéo dài, và chắc là sẽ dài, Việt Nam càng có lợi. Nhưng để hiện thực hóa được, Việt Nam cần làm tốt hơn so với truyền thống "nhân công rẻ". Việt Nam cần chuẩn bị để trở thành điểm đến đầu tư dài hạn, thay vì là điểm lướt sóng của giới đầu tư nước ngoài. Cũng chú ý là những năm 1980 chúng ta đã mất cơ hội vào tay Thái Lan