Fica

Chiến tranh TM: Trung Quốc hành động theo cách rất “Trung Quốc”

Nguyễn Duy Hưng
Nguyễn Duy Hưng

Theo một người bạn làm CEO một tập đoàn toàn cầu thuộc dạng thạo tin về Trung quốc vừa từ Thượng Hải về kể lại, một số nhà kinh tế và chính trị cấp cao đã chia sẻ phương án hành động tiếp theo của Trung quốc trong cuộc chiến thương mại với Mỹ.

Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch SSI

Trung quốc sẽ không lớn tiếng đấu khẩu, hạn chế mức thấp nhất việc ra các đòn trừng phạt bằng cách đánh thuế hàng hoá nhập khẩu từ Mỹ. Họ sẽ im lặng và triển khai theo cách rất “Trung quốc”, tức là sẽ triển khai mọi hành động trong im lặng, miễn sao đạt mục tiêu mà họ ngầm đặt ra. 

Họ sẽ chấp nhận thua “trận chiến trước mắt” gây thiệt hại cho nền kinh tế Trung Quốc, để nhân cơ hội Mỹ đang bảo hộ các công ty Mỹ bằng đánh thuế hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc thực thi các hàng rào kỹ thuật chiến thuật, nhằm bảo hộ cho các công ty của Trung Quốc kiểm soát thị trường 1,4 tỷ dân nội địa. 

Sau 40 năm cải cách kinh tế, mở cửa thị trường kêu gọi đầu tư nước ngoài theo cách Trung Quốc, hiện các doanh nghiệp Trung Quốc đã có đủ tiềm lực cả kỹ thuật và tài chính để có thể cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài. Nay có thêm chủ trương hỗ trợ của chính phủ chắc chắn họ sẽ có nhiều ưu thế trong “Cuộc chiến lâu dài” này. 

Trung quốc thực chất không thiệt hại nhiều như mọi người nghĩ vì Trung quốc xuất khẩu chỉ chiếm 19% GDP và trong số đó 19% xuất khẩu vào Mỹ. Nên thuế quan vào Mỹ chỉ ảnh hưởng chưa đến 4% GDP.

Trong khi ở Việt Nam, nhiều người trong chúng ta đang nhìn thấy cơ hội cho hàng hoá xuất khẩu vào thị trường Mỹ khi cuộc chiến thương mại Trung Mỹ xảy ra. Đúng là Việt Nam đang có chút cơ hội trước mắt, nhưng thực chất quy mô sản xuất của chúng ta hiện nay là quá nhỏ nên cũng chẳng tận dụng được bao nhiêu. 

Và trong tình hình này nếu chúng ta không tỉnh táo vẫn tiếp tục kêu gọi FDI bằng các chính sách ưu đãi và theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng gia công hàng xuất khẩu thì lợi sẽ là rất ngắn hạn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta hiện tại đã là 200% GDP. 

Thị trường Trung quốc lại luôn gắn chặt với thị trường Việt Nam, nên điều quan trọng nhất lúc này là cần có chiến lược gì để các doanh nghiệp Việt nam không đánh mất vị thế tại thị trường 100 triệu dân của mình. 

Đây mới chính là lợi ích bền vững và lâu dài cho nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Với các chính sách ưu đãi như hiện nay nhiều doanh nghiệp trong nước đang mơ ước được hưởng các ưu đãi như doanh nghiệp FDI thì thật khó cho các doanh nghiệp nội địa đạt được lợi ích lâu dài.

Tin liên quan
Cần khẩn trương tiếp sức cho doanh nghiệp

Cần khẩn trương tiếp sức cho doanh nghiệp

Ngay cả với mức GDP cả năm 2023 đạt 5% thì 6 tháng cuối năm GDP phải tăng 6,16% - một mức rất khó đạt được nếu không thực thi kịp thời, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp kinh tế.
Những bài học nhượng quyền

Những bài học nhượng quyền

Hai nguyên tắc cơ bản nhất của nhượng quyền là: Hãy chỉ nhượng quyền khi và chỉ khi mô hình đã được chứng minh là thành công ở quy mô chuỗi (ít nhất 3 điểm bán) và trong một...