Ông Vũ Đình Ánh, Chuyên gia kinh tế
Đến hẹn lại lên, năm nào thời điểm này cũng vậy. Một bên mua, một bên bán, ai cũng nghĩ mình đúng, người đứng ngoài cuộc không thể “bênh” ai mà cần cơ quan phân xử cho công tâm, minh bạch”.
Về cơ quan độc lập đứng ra phân xử những nghi ngờ về hoá đơn tiền điện, có thể mời Hội bảo vệ người tiêu dùng hoặc không cơ quan quản lý Nhà nước như Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng.
Thậm chí, nếu khách hàng bức xúc cảm thấy quyền lợi bị xâm phạm có thể kiện bên bán điện ra toà. Họ mới có công cụ kiểm tra xem vấn đề nằm ở đâu để xử lý xung đột.
Cần một đơn vị độc lập để phân xử. Tuy nhiên, ngành điện vốn rất đặc thù, cần tính chuyên môn cao nên việc này không phải dễ dàng.
Câu chuyện tranh cãi về hoá đơn tiền điện nằm ở bậc thang luỹ tiến. Theo đó, có thể dùng gấp đôi số điện nhưng giá sẽ tăng nhiều hơn rất nhiều. Tuy nhiên, không thể bỏ bậc thang giá điện để một giá, bởi như vậy “người giàu sẽ được hưởng lợi, người nghèo chịu thiệt”.
Nhiều nước vẫn áp dụng cách tính luỹ tiến, dù nó có hạn chế khiến người dân khó hiểu trong việc tính giá điện song nó có ưu điểm là giúp người dùng tiết kiệm hơn, hạn chế dùng vào giờ cao điểm.