Fica
  1. Góc nhìn

Bức tranh doanh nghiệp buồn

Hoàng Tư Giang
Hoàng Tư Giang

Tình hình doanh nghiệp, theo các dữ liệu thống kê, là rất ảm đạm. Tổng số doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể, phá sản trong quý I/2019 lên tới 34.208 doanh nghiệp, cao hơn 120% số doanh nghiệp thành lập mới trong cùng thời kỳ. Trong năm ngoái, số lượng doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động ở mức 90.651 doanh nghiệp, tăng gần 50% so với năm 2017.

Nhà báo Hoàng Tư Giang

Tôi cứ băn khoăn mãi, vì sao kinh tế tăng trưởng cao mà số DN giải thể lại tăng cao vọt như vậy?

Có người lý giải: “Có lẽ doanh nghiệp phá sản nhiều là do lãi suất ngân hàng cao”.

Quả thực, lãi suất ở ta vẫn quá cao. Lãi suất bình quân ở ta khoảng 8-9%/năm, trong khi Trung Quốc chỉ là hơn 4%; Malaysia 4-5%; Hàn Quốc 2-3%; Nhật Bản dưới 1%. Lãi suất chúng ta cao nhất, là một trong những yếu tố cơ bản làm cho hàng hóa và dịch vụ của ta đắt đỏ, không cạnh tranh được với của nước ngoài trong bối cảnh các dòng thuế đã về “mo”.

Vấn đề là nợ xấu được báo cáo đã xử lý rất ngon lành: tính từ năm 2012 đến cuối tháng 2-2019, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được 896 nghìn tỷ đồng nợ xấu, cao hơn gần 786 nghìn tỷ đồng nợ xấu được xử lý từ năm 2012 đến hết tháng 6/2018.

Đây là con số vừa mừng, nhưng lại vừa lo nếu đặt trong bối cảnh trung hạn vừa qua. Tại Kỳ họp QH thứ 2 năm 2012, nợ xấu của cả hệ thống được báo cáo là 500 nghìn tỷ đồng, bằng 17% so tổng dư nợ. Đó là thời điểm nợ xấu được ví “như cục máu đông” làm tắc động mạch.

Mừng ở chỗ, một số nợ xấu khổng lồ đã được xử lý; lo ở chỗ vì sao nợ xấu, dù là con số được xử lý công bố, cứ phình to mãi thế, và quan trọng hơn, vì sao không giảm được lãi suất?

Cần nhắc lại, số DN đang chết đang không ngừng tăng lên.

Theo Tuần Việt Nam, Vietnamnet