Khi Nguyễn Thị Thu Huyền bắt đầu làm việc tại Công ty may số 40 Hà Nội, họ vẫn còn sản xuất ủng và đồng phục cho quân đội nhân dân Việt Nam, giống như đã từng làm trong cuộc chiến tranh chống Mỹ 50 năm trước.
Một công nhân cùng với chiếc áo của Nike mà đội tuyển Olimpic Hoa Kỳ đã mặc năm 2012
Giờ đây, khu phức hợp rộng lớn này, do Liên Xô xây dựng ở ngoại ô Hà Nội, có một nhiệm vụ khác: tạo ra hàng triệu sản phẩm mỗi năm cho các thương hiệu đồ thể thao toàn cầu như Nike và đội Olympic của Hoa Kỳ.
“Tôi cảm thấy rất tự hào khi xem Thế vận hội lớn nhất thế giới này và nhìn thấy quần áo của chúng tôi trên màn hình. Đó có thể không phải chính xác là áo cái mà tôi đã tạo ra, nhưng một trong số đó thì đúng”, Huyền nói, người bắt đầu làm việc tại nhà máy vào đầu những năm 1990.
Ở thời kì cao trào của cuộc Chiến tranh chống Mỹ, xí nghiệp may X40, được đặt tên bởi Bộ Quốc phòng Việt Nam, là một trong ba nhà máy sản xuất đồng phục cho Quân đội giải phóng miền Nam.
Những huân chương và giải thưởng mà công ty may 40 Hà Nội nhận được trong cuộc kháng chiến chống Mỹ
Nhưng sau đó, với sự sụp đổ của Liên Xô, các nhà máy quốc doanh phải chịu thêm áp lực và phải tập trung vào các sản phẩm định hướng xuất khẩu để tăng doanh thu.
Việt Nam đã bắt đầu quá trình cải cách và đổi mới vào thời điểm đó, nhưng vẫn bị Hoa Kỳ cấm vận thương mại cho đến năm 1994.
“Những công nhân thời đó làm áo khoác, giày và thậm chí cả vỏ tên lửa cho quân đội Việt Nam. Khi tôi đến năm 1991, nhà máy đã chuyển đổi sang sản xuất hàng may mặc để xuất khẩu”, Jef Stokes, một trong những nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên đặt hàng tại X40 sau khi Việt Nam mở cửa, đã nói.
Stokes đã mua lại nhà máy vào năm 2006 và chuyển đổi nó thành Công ty may mặc Maxport, một nhà sản xuất đồ thể thao hiện đang tự hào là khách hàng của Nike, Asics và một số đội tuyển Olympic.
“Chúng tôi may trang phục cho khá nhiều tên tuổi lớn. Nhiều ngôi sao thể thao: Roger Federer, Tiger Woods, Serena Williams, Rafael Nadal ... tất cả đều mặc những chiếc áo của Nike mà chúng tôi sản xuất.”. Stokes nói.
Nhà máy cũng đã trải qua một lần cải tạo lớn.
Giờ đây, nhà máy được bao quanh những bức tường bê tông mới, nhưng vẫn còn một vài kỉ niệm cổ xưa tồn tại trong những khu nhà xưởng, đó là một cây đa lớn, theo lời kể các công nhân nhà máy, được trồng bởi chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Tôi luôn tư hào với mọi người khi nói rằng tôi là một công nhân nhà máy”, Huyền nói, người bắt đầu làm việc khi nhà máy vẫn còn được gọi là X40. “Thời trang thì luôn theo dòng lịch sử.”
Thùy Dung
Theo Reuters