Fica
  1. Doanh nghiệp

Thương mại điện tử giúp nhiều doanh nghiệp nhỏ sống sót trong đại dịch

Thảo Thu
Thảo Thu

10% doanh nghiệp cho biết nhờ sử dụng thương mại điện tử, hoạt động kinh doanh của họ không giảm sút mà thậm chí đã tăng lên bất chấp đại dịch Covid-19.

Theo khảo sát của Alibaba.com - một trong những nền tảng thương mại điện tử B2B - thực hiện từ hơn 1.000 nhà cung cấp B2B (hình thức kinh doanh, giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp) trên toàn thế giới, hơn 55% số người được hỏi cho biết doanh thu của họ giảm sút, và 20% đóng cửa hoàn toàn. 

Tuy nhiên, gần 15% số người được hỏi cho biết hoạt động kinh doanh của họ không có gì thay đổi. Đáng chú ý, một con số khả quan là 10% doanh nghiệp được khảo sát cho biết hoạt động kinh doanh của họ tăng lên thay vì giảm sút, bất chấp dịch Covid-19.

Ông Uông Thanh Đình - đồng sáng lập công ty Kaafly Hair, cho biết: "Chúng tôi có đơn hàng đầu tiên trong một tuần, và 6 đơn hàng trong một tháng chạy quảng cáo trên sàn thương mại điện tử. Tỷ suất lợi nhuận của các đơn hàng này là 70%".

Bà Nguyễn Thị Dung - Giám đốc bán hàng Hộ kinh doanh Phạm Bá Tiến, cho biết sàn thương mại điện tử đã hỗ trợ công ty bắt đầu xuất khẩu quốc tế vào năm 2016 và kể từ đó, doanh thu của họ đã tăng gấp gần 4 lần. "Trong 3 tháng kể từ khi đăng sản phẩm lên Alibaba.com, chúng tôi đã có được khách hàng đầu tiên - một người mua từ Mỹ đã hoàn tất giao dịch mua hàng chỉ sau một giờ", bà Dung nói.

Thương mại điện tử giúp nhiều doanh nghiệp nhỏ sống sót sau dịch Covid-19.

Theo Alibaba.com, sự chuyển hướng sang thương mại điện tử trong thương mại B2B giúp việc kinh doanh trong dịch Covid-19 thuận lợi hơn. Đặc biệt, quá trình số hóa thương mại B2B mang đến cơ hội hoàn toàn mới cho người mua và nhà bán hàng từ khắp nơi trên thế giới. Số hóa khiến hoạt động thương mại trở nên dễ tiếp cận hơn và giá cả phải chăng hơn, vì các doanh nghiệp có thể kết nối qua internet, mà không cần tham gia trực tiếp các triển lãm thương mại hay những sự kiện khác. 

Thảo Thu