Fica
  1. Doanh nghiệp

Rót vốn “khủng” vào hàng không, tỷ phú Phạm Nhật Vượng tính lỗ - lãi thế nào?

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “rót” tổng số vốn đầu tư tới 4.700 tỷ đồng cho Vinpearl Air, nếu được Thủ tướng chấp thuận thì hãng này sẽ cất cánh vào tháng 7 năm nay. Tỷ phú Phạm Nhật Vượng xác định chịu thua lỗ trong 3 năm đầu và sẽ hòa vốn sau 5 - 6 năm.

Danh tính các cổ đông

Hồ sơ của Vinpearl Air vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) thẩm định và trình Thủ tướng nêu rõ hãng này có tổng vốn đầu tư lên tới 4.700 try đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu là 1.300 tỷ đồng, chiếm 27,66% tổng vốn đầu tư. Vốn vay và vốn huy động hợp pháp khác là 3.400 tỷ đồng, chiếm 72,34%.

Bộ KH&ĐT đánh giá, mức vốn góp 1.300 tỷ đồng đáp ứng điều kiện vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế, theo quy định tại Nghị định 92/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, Công ty CP Hàng không Vinpearl Air mới được thành lập hồi tháng 4/2019 nên chưa có báo cáo tài chính 2 năm gần nhất.

“Hồ sơ dự án đã bổ sung chứng từ nộp tiền của các cổ đông tại các Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV), bao gồm: Công ty CP Phát triển du lịch VINASIA 585 tỷ đồng, ông Phạm Khắc Phương 325 tỷ đồng, ông Hoàng Quốc Thủy 390 tỷ đồng” - Tờ trình của Bộ KH&ĐT nêu rõ.

Rót vốn “khủng” vào hàng không, tỷ phú Phạm Nhật Vượng tính lỗ - lãi thế nào? - 1

Hãng bay của tỷ phú Phạm Nhật Vượng dự kiến cất cánh vào tháng 7/2020

Cơ quan thẩm định dự án hàng không này cũng thông tin việc các cổ đông của Công ty CP Hàng không Vinpearl Air đã chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp cho Công ty CP Vinpearl Air…

Bên cạnh đó, Ngân hàng Vietcombank cam kết tài trợ vốn cho dự án hàng không của tỷ phú Phạm Nhật Vương, với số tiền cam kết cấp tín dụng tối đa là 75% tổng mức đầu tư dự án. “Hồ sơ dự án đã có cam kết của ngân hàng về việc thu xếp nguồn vốn vay. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện vay vốn để huy động đủ nguồn vốn vay thực hiện dự án” - Bộ KH&ĐT cho biết. 

Xác định thua lỗ trong 3 năm

Phân tích tài chính Dự án hàng không của người giàu nhất Việt Nam cho thấy các chỉ tiêu tài chính dự kiến như sau: Giá trị hiện tại thuần cuối năm thứ 4 là 120,4 triệu USD; tỷ lệ hoàn vốn nội bộ trong thời gian 5 năm là 22,74%/năm; dự án hoàn vốn sau 5-6 năm khai thác và dự kiến có lại từ năm 2023.

Sau khi đi vào hoạt động, Dự án vận tải hàng không Vinpearl Air dự kiến sẽ mang lại cơ hội việc làm trực tiếp cho khoảng 500-600 lao động từ thời điểm giữa năm 2020 và tăng lên khoảng 2.200-2.300 lao động vào năm 2023-2024, chưa kể các việc làm gián tiếp thông qua các hoạt động kinh tế, du lịch, đào tạo. Vinpearl Air cũng sẽ giúp đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp (theo thuế suất 20%) khoảng 1.000 tỷ đồng/năm vào cuối kỳ tính toán của kế hoạch 5 năm (năm 2024). 

Trao đổi với PV Dân trí trước đó, Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng cho biết: Hàng không là chỗ “đốt tiền” thực sự, kinh doanh vận tải hàng không đòi hỏi nguồn vốn rất lớn. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì kiếm tiền trong lĩnh vực hàng không, đặc biệt là vận tải hàng không rất khó khăn.

Để phát động và duy trì được thị trường thì hãng cần phải mất thời gian rất dài, hàng không có đặc thù là bay theo mùa cao điểm và thấp điểm nên hãng phải chuẩn bị nguồn lực rất lớn. Tuy nhiên, thị trường hàng không Việt Nam vẫn còn những tiềm năng và nhiều cơ hội cho các hãng tham gia kinh doanh.

“Vipearl Air muốn kinh doanh, khai thác tới các điểm nghỉ dưỡng của mình, bản thân Vin là một tập đoàn có tiềm lực, uy tín và thương hiệu tốt. Vinpearl Air cũng xác định hàng không là thị trường nhiều khó khăn, để có được năng lực về hàng không thì phải có thời gian tích lũy. Cục Hàng không đã nghiên cứu rất kỹ và ủng hộ cách tiếp cận rất nghiêm túc của họ.” - ông Thắng thông tin.

Châu Như Quỳnh

Rót vốn “khủng” vào hàng không, tỷ phú Phạm Nhật Vượng tính lỗ - lãi thế nào? - 2