Fica
  1. Doanh nghiệp

Quảng Bình: “Bêu” tên 37 đơn vị nợ bảo hiểm xã hội với số tiền hàng trăm tỷ đồng

Bài lấy lại
Bài lấy lại

Ngày 30/11, ông Phạm Thanh Tùng, Giám đốc BHXH Quảng Bình cho biết, tính đến cuối tháng 10/2018, trên địa bàn tỉnh có hơn 2.000 đơn vị nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với số tiền khoảng 160 tỷ đồng.

Trong đó, đặc biệt có 37 đơn vị nợ đọng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với số tiền lớn, thời gian nợ kéo dài từ 10 đến 65 tháng vừa được Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Bình “bêu” lên mạng.

Điển hình như Tổng Cty CP SXVL&XD Cosevco 1 và các đơn vị thành viên nợ 65 tháng với số tiền gần 52 tỷ đồng; Công ty CP Việt Trung Quảng Bình nợ 26 tháng với số tiền gần 24 tỷ đồng; Công ty CP Tập đoàn đầu tư Trường Sơn nợ 54 tháng với số tiền gần 1,9 tỷ đồng...

Theo ông Tùng, tình trạng nợ đọng BHXH của doanh nghiệp (DN) được chia thành 3 loại: Một là, các DN có thể có điều kiện đóng BHXH cho người lao động (NLĐ) nhưng lại dùng nguồn này để sản xuất kinh doanh (SXKD) và chấp nhận phạt lãi chậm nộp vì lãi phạt nộp chậm thấp hơn lãi vay ngân hàng.

Hai là, một số DN không có khả năng đóng BHXH vì quá khó khăn trong SXKD, khó thực hiện đúng quy định của Luật BHXH đối với NLĐ; và cuối cùng là có DN đã trích thu của NLĐ nhưng lại cố tình không đóng BHXH vì quyền lợi riêng của mình.

Tính đến cuối tháng 10/2018, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có hơn 2.000 đơn vị nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với số tiền khoảng 160 tỷ đồng.

Tính đến cuối tháng 10/2018, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có hơn 2.000 đơn vị nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) với số tiền khoảng 160 tỷ đồng.

Để giải quyết vấn đề trên, ngoài việc chỉ đạo quyết liệt BHXH cấp huyện thực hiện đôn đốc thu, giảm nợ đọng; báo cáo tình trạng nợ đọng với cấp ủy và chính quyền địa phương biết để có giải pháp chỉ đạo đóng nộp bảo hiểm ngành BHXH tỉnh này còn tích cực phối hợp với các cơ quan, ban, ngành chức năng trong việc kiểm tra, thanh tra, vận động, yêu cầu các đơn vị nợ BHXH thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật bằng việc đề nghị khởi kiện ra Tòa án.

Được biết, sau khi khởi kiện, các đơn vị, DN cũng đã thỏa thuận và tự giác nộp một phần số tiền nợ đọng BHXH. Tuy nhiên, việc kiện ra tòa cũng không có hiệu quả đối với một số DN vì không thể thi hành án được.

Nguyên nhân là do tài sản của các DN trên đã bị đem đi thế chấp ngân hàng hết nên không thể kê khai được tài sản để thi hành án. Bởi vậy, số nợ tiền BHXH của nhiều DN ở tỉnh nghèo Quảng Bình vẫn rất “khủng” lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Đặng Tài